26/06/2018 09:14 GMT+7

10 nguyên tắc chống cúm A/H1N1

LAN ANH ghi
LAN ANH ghi

TTO - Đã có 2 bệnh nhân mắc chủng cúm A/H1N1 tử vong trong vòng nửa tháng qua. Phòng bệnh từ sớm là nguyên tắc có thể giúp tránh các rủi ro nếu dịch lớn xảy ra.

10 nguyên tắc chống cúm A/H1N1 - Ảnh 1.

Đông bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy chiều 25-6, nhiều người mang khẩu trang phòng bệnh - Ảnh: Thanh Hảo

Các chuyên gia y tế đã đưa ra 10 lưu ý:

1. Bệnh nguy hiểm hơn nếu người mắc cúm đã có bệnh mãn tính: Hiện các chủng cúm lưu hành trên thế giới là cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B. Thông thường, người mắc cúm thường khỏi sau một tuần điều trị. Một tỉ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở người có sức đề kháng kém, người có bệnh mãn tính, người già, trẻ em, phụ nữ có thai...) bệnh có thể diễn biến thành viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

2. Có thể ngừa bệnh bằng cách tiêm văcxin. Cúm A/H1N1 hiện đã là một thành phần trong văcxin phòng bệnh cúm mùa. Người có nhu cầu, đặc biệt là ngừa có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, nên tiêm ngừa cúm.

3. Giữ khoảng cách với người bệnh. Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

4. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy, sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

5. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

6. Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng... thì thông báo cho trường học, cơ quan... nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương.

7. Những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc người nghi ngờ mắc bệnh.

8. Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virút như Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

9. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.

10. Tự cách ly, đeo khẩu trang nếu được xác định mắc cúm.

TTO - Ngày 25-6, TS.BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết trong tối 24-6, gia đình bệnh nhân N.T.V. (46 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) lo bệnh nhân tử vong tại bệnh viện nên đã xin cho bệnh nhân được về nhà.

LAN ANH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

BHXH khu vực 27 tiếp tục hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ trên địa bàn.

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore, hiện tỉnh tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh lây lan.

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết thời gian tới Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến 2 nghị quyết phát triển giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại vi rút nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và Ấn Độ.

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Các sản phẩm hỗ trợ tình dục như kem bôi, kẹo ngậm, tăng cường sinh lý... được rao tràn lan, và dễ mua như… rau.

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar