12/01/2016 08:25 GMT+7

​10 năm mỏi mòn chờ phụ cấp

CHÍNH THÀNH
CHÍNH THÀNH

TTO - Suốt 10 năm nay, 23 giáo viên Trường THCS Mê Linh (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) dạy học bán thời gian tại điểm trường đặc biệt khó khăn nhưng không hề được hưởng bất kỳ chế độ phụ cấp nào theo quy định.

Con đường đất dài 7,5km bụi mù mịt, các cô giáo phải mặc áo mưa trước khi lên lớp - Ảnh: CHÍNH THÀNH

Một ngày cuối năm 2015 mùa khô hanh trên cao nguyên, nắng gay gắt, đúng 9g, học sinh bắt đầu nghỉ giải lao, cô Nguyễn Thị Xinh (dạy môn sử) và cô Trần Thị Hải Đường (dạy môn văn) Trường THCS Mê Linh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng vội vàng lên đường tới điểm trường tại thôn Hang Hớt, cách điểm trường chính hơn 7,5km để dạy tiết tiếp theo.

Mặc áo mưa hai mùa mưa, nắng

Trước khi đi, hai cô mặc vội chiếc áo mưa mỏng dính, đeo khẩu trang và mũ bảo hiểm bít bùng. “Đường đất rất bụi vào mùa khô nên chúng tôi phải mặc áo mưa để chống bụi và giữ cho quần áo sạch sẽ khi đứng lớp. Ở đây mùa mưa đã đành, mùa nắng mặc áo mưa rất nóng và khó chịu” - cô Xinh giải thích. Trên đường vào trường những chiếc xe tải chở cà phê tươi chạy qua quẩn lên lớp bụi mù mịt trùm lên người đi đường.

Các thầy cô Trường Mê Linh phản ảnh từ năm 2006, trường thành lập phân hiệu tại thôn Hang Hớt. Trong nhiều năm phân hiệu này có 5 lớp học, nhiều hơn điểm trường chính một lớp. Điều này khiến các thầy cô phải đi lại giữa hai điểm trường với số tiết dạy tại Hang Hớt chiếm từ 50-70%, tùy theo môn học.

Cô Nguyễn Thị Kim Dung - hiệu trưởng Trường THCS Mê Linh - cho hay từ năm 2012, trường mới làm đơn, tờ trình xin Phòng GD-ĐT, cơ quan cấp huyện xem xét hỗ trợ chế độ phụ cấp theo nghị định 116 của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo cô Dung, nhiều lần trường đề xuất nhưng Sở Tài chính Lâm Đồng và Phòng tài chính-kế hoạch huyện Lâm Hà trả lời trường không đủ điều kiện để hưởng chế độ theo nghị định trên.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 4-2013 Sở Tài chính Lâm Đồng có công văn đồng ý để Phòng TC-KH huyện Lâm Hà vận dụng các chế độ công tác phí hiện hành chi trả cho giáo viên. Thế nhưng việc phối hợp giữa nhà trường và các phòng chuyên môn cấp huyện chưa được thông suốt nên tới giờ, qua hơn 4 năm các giáo viên vẫn chưa được giải quyết chế độ theo quy định.

“Sẽ giải quyết hợp tình, hợp lý”

Ông Phạm Hữu Luận - trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng - cho biết ông rất bất ngờ trước sự việc trên.

“Trường hợp này khá đặc biệt, trước giờ chúng tôi chưa nắm được thông tin do trường và Phòng GD-ĐT huyện Lâm Hà chưa từng thắc mắc, có ý kiến với chúng tôi về việc này” - ông Luận nói.

Theo phân cấp việc chi trả phụ cấp, xem xét các trường hợp được hưởng theo quy định UBND tỉnh giao cho Phòng TC-KH, Phòng GD-ĐT cấp huyện thực hiện. Riêng Sở GD-ĐT chỉ góp ý, đề xuất về mặt chuyên môn theo ngành dọc.

Theo ông Luận, nghị định 116 quy định rõ công chức, viên chức công tác tại địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút 70% mức lương tháng hiện hưởng và các trợ cấp phụ khác như nước ngọt, tiền tàu xe, bồi dưỡng nghiệp vụ…

Nhưng nghị định lại không đề cập tới việc viên chức công tác bán thời gian tại địa bàn đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ tham mưu cho Phòng GD-ĐT huyện Lâm Hà bằng cách này cách khác áp dụng các nghị quyết của UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết chế độ phụ cấp đi lại cho giáo viên. Quan điểm của sở là giải quyết hợp tình hợp lý, không để thầy cô thiệt thòi trong việc này” - ông Luận chia sẻ.

Trong khi đó, theo thầy Nguyễn Văn Sinh - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lâm Hà, năm 2012 đơn vị đã nhận được phản ảnh từ Trường Mê Linh về việc xin trợ cấp cho giáo viên công tác tại địa bàn đặc biệt khó khăn. Phòng GD&ĐT đã gọi lại trao đổi qua điện thoại với hiệu trưởng Trường Mê Linh về việc chi trả công tác phí xăng xe nhưng phải đợi Phòng TC-KH xin ý kiến Sở Tài chính.

“Có lẽ lãnh đạo Trường Mê Linh nghĩ chưa đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp theo nghị định 116 vì điều kiện và thủ tục xin phụ cấp phức tạp nên chưa chủ động đề xuất với phòng thời gian gần đây. Chế độ theo nghị định 116 có thể không được nhưng tôi sẽ bàn với hiệu trưởng Trường Mê Linh để nhanh chóng làm các thủ tục, xin hỗ trợ công tác phí xăng xe cho các thầy cô trong thời gian sớm nhất” - thầy Sinh cho biết.

Nghị định 116 quy định hưởng phụ cấp

Nghị định 116 của Chính phủ ban hành cuối năm 2010, có hiệu lực chính thức tháng 3-2011 quy định rõ công chức, viên chức, người hưởng lương trong tại lực lượng vũ trang công tác ở địa bàn vùng, xã, thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được xác nhận của cấp có thẩm quyền sẽ được hưởng các phụ cấp sau: phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, nghị định 116 còn có các trợ cấp khác đối với người công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu và chuyển vùng và trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

Tuy nhiên, nghị định 116 và thông tư liên tịch số 08-2011 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của nghị định 116 không đề cập tới việc công chức, viên chức công tác bán thời gian giữa nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và nơi có kinh tế xã hội không khó khăn được hưởng chế độ nào cụ thể. 

Đồng ý chi trả phụ cấp xăng, xe

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Liên - trưởng Phòng TC-KH huyện Lâm Hà - cho rằng thực tế các thầy cô Trường Mê Linh không có cá nhân nào lưu trú tại thôn Hang Hớt và số tiết thực dạy chưa đủ để được hưởng chế độ của nghị định 116.

Ngoài ra, việc tính phụ cấp thu hút trước đó phòng đã đề xuất với Sở Tài chính giải quyết theo phương pháp phân bổ theo tỉ trọng số tiết giảng dạy ở phân hiệu trong tổng số tiết giảng dạy theo định mức một tháng (72 tiết) nhưng không được chấp nhận.

Trước mắt để giải quyết quyền lợi cho các thầy cô, Phòng TC-KH cơ bản đồng ý vận dụng nghị quyết số 150, năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII để hỗ trợ mức chi công tác phí.

Theo đó, mức phụ cấp xăng, xe cho giáo viên sẽ không quá 30.000 đồng/người/ngày. Bà Liên cho biết nhà trường cần làm tờ trình chi tiết dự trù phương án hỗ trợ, bảng tổng hợp số ngày công tác của cán bộ, giáo viên tại thôn Hang Hớt. Sau khi có sự đồng ý của Phòng GD-ĐT cùng cấp, Phòng TC-KH sẽ xem xét và duyệt chi theo quy định.

CHÍNH THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar