15/04/2018 08:00 GMT+7

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn

NGUYỄN TUẤN
NGUYỄN TUẤN

TTO - Gây tiếng vang tại liên hoan phim Cannes 2017, You were never really here của nữ đạo diễn Lynne Ramsay là một bộ phim đầy tính bạo lực nhưng đẹp và buồn.

Trailer phim

Những phân cảnh được cắt dựng nhanh, ngắn gọn, mang tính gợi mở nhưng rất khó nắm bắt khởi đầu You were never really here mang lại cảm giác khó hiểu.

Điều đó mô tả chính xác những gì đang xảy ra trong đầu của Joe () - một cựu chiến binh, một cựu nhân viên FBI bị chấn thương tâm lý nghiêm trọng trong quá khứ.

Joe đang là một sát thủ, một kẻ được thuê để đi tìm kiếm những đứa bé gái đã bị bắt cóc vào các nhà chứa.

You were never really here đặc biệt ấn tượng và sẽ khiến khán giả choáng ngợp với cái cách đạo diễn xây dựng một nhân vật chính không thiện không ác mà ẩn bên trong là một nỗi đau câm lặng.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 2.

Một cảnh trong You were never really here

Joe là một kẻ kiệm lời, không biết sợ hãi, và cũng không do dự hạ tay giết kẻ cần giết. Vũ khí ưa thích của Joe là cây búa, và những cảnh quay trong hành lang hẹp khiến ta liên tưởng đến tác phẩm trả thù đỉnh cao của điện ảnh Hàn Quốc Oldboy.

Joe cô độc và xa lạ với thế giới. Giây phút bình yên của anh chính là lúc hiếm hoi ngồi lau những chiếc nĩa và hát một bài hát xưa cũ với người mẹ già.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 3.

Joe và mẹ của mình

Lynne Ramsay không mất công tạo ra những màn giải cứu hấp dẫn như nhiều phim khác, thay vào đó, trong You were never really here, phân đoạn giải cứu được thể hiện đơn giản qua máy quay camera của toà nhà, dễ dàng và rất bạo lực.

Joe cứu cô bé và một sợi dây liên kết giữa hai người xuất hiện. Ta nhớ đến Leon the professional của đạo diễn Luc Besson, bộ phim về một tên sát thủ cô độc và một bé gái.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 4.

Một cảnh trong phim

Nhưng Lynne Ramsay tiếp tục xoay chuyển câu chuyện, cài cắm vào đó những lát cắt về kí ức đau đớn của Joe, để rồi dẫn khán giả đi theo những hướng đi không thể dự đoán.

You were never really here do đó quyến rũ một cách bí ẩn, kì lạ và đẹp đẽ. Đặc biệt là cách mà Jonny Greenwood sử dụng âm nhạc và thiết kế âm thanh cho phim đã mang lại cảm giác ám ảnh, xa xôi khiến cảnh quay trở nên thu hút khó nói thành lời.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 5.

Màn hoá thân xuất sắc của Joaquin Phoenix

Với vai diễn trong You were never really here, Joaquin Phoenix đã dành được giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại năm 2017.

Joaquin Phoenix đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, mỗi vai diễn của anh đều mang đến những cảm xúc tích cực dành cho khán giả. Điều đó được thể hiện không chỉ ở đôi mắt u sầu của một tâm hồn nghệ sĩ, mà còn ở cách hoá thân trọn vẹn và sắc sảo.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 6.

Góc máy và cách xử lý ánh sáng tạo cảm giác bí ẩn cho nhân vật

You were never really here là tác phẩm nghệ thuật thể hiện được nỗi đau lớn mà nhân vật đang phải mang trên đôi vai mình. Cả Joe, cả cô gái mà anh cứu, đều lạc lối trong một thế giới họ cảm thấy không thuộc về, những hành động của họ mang tính chất để tồn tại hơn là để sống.

You were never really here thể hiện một vẻ đẹp kì lạ của số phận con người và thật không ngoa khi nói rằng, ở You were never really here ta tìm thấy bóng dáng của tuyệt tác điện ảnh Taxi driver của Martin Scorsese.

You were never really here đầy bạo lực nhưng đẹp và buồn - Ảnh 7.

Đạo diễn Lynne Ramsay và Joaquin Phoenix tại Cannes - Ảnh: AFP

Tại liên hoan phim Cannes 2017, You were never really here đã nhận được tràng pháo tay kéo dài 7 phút tại buổi chiếu ra mắt.

Đạo diễn Lynne Ramsay nhận được giải kịch bản xuất sắc nhất.

Joaquin Phoenix đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất.

You were never really here cũng nằm trong hạng mục tranh giải Cành cọ vàng.

You were never really here và hóa thân tuyệt vời của Joaquin Phoenix - Ảnh 3.

NGUYỄN TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

'Điều ước cuối cùng' là phim Việt hiếm hoi nói thẳng và khá trần trụi về tình dục, nhưng bộ phim có tục tĩu và phản cảm như một số bình luận trên mạng xã hội?

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

Đến lượt Linh Chi lý giải hình ảnh 'bạch tuộc' gây tranh cãi

Linh Chi cho biết ví von bạch tuộc là biểu tượng của phụ nữ vì muốn nhấn mạnh tinh thần mạnh mẽ, linh hoạt và đầy bản lĩnh của phụ nữ hiện đại.

Đến lượt Linh Chi lý giải hình ảnh 'bạch tuộc' gây tranh cãi

Linh Chi ví ‘bạch tuộc là biểu tượng của người phụ nữ’, ban tổ chức giờ mới lên tiếng

‘Linh Chi dám nghĩ dám nói nhưng chưa đủ bản lĩnh phản biện và bảo vệ điều mình nói có lý nên chỉ đoạt danh hiệu á hậu 1’. Đây là phản hồi của ban tổ chức Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025, cả tuần sau đêm chung kết.

Linh Chi ví ‘bạch tuộc là biểu tượng của người phụ nữ’, ban tổ chức giờ mới lên tiếng

David Beckham, Cate Blanchett vào top sao mặc đẹp tại giải đấu Wimbledon 2025

Những bộ trang phục ngày càng táo bạo từ dàn khách mời trên khán đài Wimbledon đang thực sự chiếm trọn spotlight mùa giải năm nay.

David Beckham, Cate Blanchett vào top sao mặc đẹp tại giải đấu Wimbledon 2025

Sau concert BlackPink: Fan tức giận vì tầm nhìn bị che khuất, gọi quà lưu niệm là rác

Trái với sự kỳ vọng của khán giả toàn cầu, đêm diễn mở màn concert BlackPink Deadline World Tour tại sân vận động Goyang vào tối 5-7 đang trở thành tâm điểm chỉ trích trên mạng xã hội.

Sau concert BlackPink: Fan tức giận vì tầm nhìn bị che khuất, gọi quà lưu niệm là rác

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

Ca khúc đánh dấu sự trở lại của BlackPink nhiều năm vắng bóng không được dân Hàn yêu thích nhưng lại 'gây bão' với fan quốc tế.

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar