27/06/2020 14:00 GMT+7

Yêu thương biến bi kịch thành nụ cười

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Một cô gái trẻ mới tốt nghiệp đại học và lập gia đình, còn bao hi vọng ở phía trước bỗng mắc một căn bệnh đặc biệt khó hồi phục, khả năng có con vô vọng… Cô gái ấy đã vượt qua chặng đường 20 năm gian khó ra sao để có hạnh phúc?

Yêu thương biến bi kịch thành nụ cười - Ảnh 1.

Gia đình chị Hoàng Ngọc Bích (41 tuổi, Q.Tân Phú, TP.HCM) luôn hạnh phúc và rộn rã tiếng cười mặc dù hằng tuần chị cũng phải chạy thận nhân tạo - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thời gian đầu cô như rơi vào một cơn ác mộng không thể tỉnh lại được…

Cho dù trong một lúc nào đó, bạn nhận được một tin rất buồn nào đó, hãy cố gắng bình tĩnh và đừng để cho mọi chuyện xấu hơn. Hãy cứ lạc quan, yêu thương chân thành, nụ cười và hạnh phúc sẽ đến bên bạn.

Chị Hoàng Ngọc Bích

Sống sao cho vui vẻ nhất, ý nghĩa nhất!

Gần 20 năm kể từ ngày chị Hoàng Ngọc Bích (41 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối, sau đó ghép thận, bị thải ghép và lại phải chạy thận nhân tạo nhưng gia đình chị vẫn luôn rộn rã tiếng cười. Vợ chồng chị Bích yêu thương nhau đến vô cùng. Cả hai đều trân trọng từng phút giây được sống bên nhau.

Nhìn chị Bích, khó ai phát hiện được chị đã chạy thận nhân tạo suốt 10 năm nay vì gương mặt chị luôn lấp lánh những niềm vui! Chị Bích kể vợ chồng chị cùng nhau trải qua rất nhiều khó khăn nhưng lúc nào cũng trân trọng, yêu thương nhau. "Có trải qua những ngày tháng nằm viện mới thấy rõ chỉ cần được về nhà sống cùng nhau, ăn một bữa cơm cùng nhau, nằm cạnh nhau… cũng đã là rất hạnh phúc" - chị Bích chia sẻ.

Hiện một tuần chị Bích phải chạy thận nhân tạo 3 lần, cứ khoảng 2-3 tháng chị lại thấy một người bạn chạy thận cùng mình "ra đi". Sống trong hoàn cảnh như vậy, chị Bích càng thấy cuộc sống này rất đáng quý. Những chuyện ngày trẻ chị từng nghĩ là to tát, phức tạp thì nay chị đều thấy đơn giản. Cuộc sống vốn hữu hạn nên chị muốn sống sao để không làm khổ chính mình cũng như những người xung quanh. Sống sao cho vui vẻ và ý nghĩa nhất!

23 tuổi, chị Bích tốt nghiệp Trường đại học Xây dựng Hà Nội và chồng chị - anh Nguyễn Thế Anh cùng tuổi tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Khi cả hai có công việc đã quyết định kết hôn vì hai người là bạn học từ thời cấp III và đã yêu nhau từ ngày đó!

Mọi biến cố bắt đầu xảy ra khi chị Bích mang thai được 5 tháng. Bác sĩ phát hiện thai bị nhiễm độc, sau đó chị bị phù phổi cấp, hôn mê… Các bác sĩ phải mổ bắt con. Lúc chị Bích tỉnh lại đã rất đau khổ khi mất đi đứa con đầu tiên. Sau đó, bác sĩ còn thông báo chị bị suy thận mãn. Khi đó, hai vợ chồng chị cầm tay nhau cùng khóc.

Thương con gái nên mẹ chị Bích cũng dần chuẩn bị "tình huống xấu nhất" cho chị là chị rất khó giữ được hôn nhân dài lâu! Dù chồng chị Bích luôn hết mực yêu thương chị nhưng chị vẫn chủ động kết thúc mối quan hệ này bằng cách xin công ty cho vào làm một dự án ở TP.HCM. Trước khi đi, chị Bích nói với chồng: "Chúng ta sẽ ly hôn. Em quyết định vậy rồi. Em chuyển vào TP.HCM sống, sau này khi cần làm giấy tờ ly hôn, em sẽ quay về làm".

Bốn tháng sau, chồng chị Bích từ Hà Nội vào TP.HCM. Anh nói với chị Bích anh đã chuyển công việc vào trong này để sống cùng chị. Lúc đó, chị Bích rất xúc động vì biết anh đã từ bỏ tất cả để theo chị. Chị Bích hiểu ra, sao cứ phải làm khổ nhau và quyết định đón nhận tình cảm rất chân thành của anh. Chị sẽ sống cùng anh đến khi nào không sống được nữa thì sẽ chấp nhận. Ngày đó, chị và anh sống trong căn nhà trọ thuê ở Q.Tân Phú.

Chị cố gắng điều trị bệnh tốt hơn và ba năm sau chị quyết định nhận thận từ mẹ ruột cho để ghép với mong muốn sẽ sinh cho chồng một đứa con dù anh chưa một lần đề cập hay đòi hỏi điều này với chị.

Những ngày vượt khó bên nhau…

Sau khi được ghép thận, chị tìm gặp bác sĩ để tư vấn về việc nhờ người mang thai hộ nhưng bác sĩ nói chị không kích trứng được vì sẽ ảnh hưởng đến quả thận được ghép. Dù không làm gì, quả thận được ghép vẫn lần lượt bị thải ghép lần 1, lần 2, rồi đến lần 3. Chị phải uống rất nhiều thuốc chống thải ghép… Nhiều lần phải nhập viện điều trị hàng tháng. 

Bao nhiêu tháng ngày chị nhập viện điều trị là bấy nhiêu tháng ngày chồng chị trải chiếu nằm dưới đất chăm vợ. Cứ 6h sáng anh dậy đi làm, 6h tối mang theo một hộp cơm vào cho chị ăn. Lúc nào anh Thế Anh vào bệnh viện cũng với một tâm trạng hồ hởi, đầy niềm vui sau mỗi ngày được gặp lại vợ. Anh kể cho chị nghe những câu chuyện vui mà anh đã gặp trong ngày. Càng ngày chị Bích càng thấy xúc động và biết ơn trước tình cảm rất chân thành, đầy tình yêu thương mà anh đã dành cho chị.

Chị được ra viện, sức khỏe yếu nhưng chính trong thời gian này chị bất ngờ phát hiện mình có thai 14 tuần… TS Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy, đã rất lo lắng khi nhận được thông tin này. Biết chị luôn khao khát có một đứa con nên TS Thu nhiều lần nhắc nhở: "Sức khỏe của em không thể sinh con vì nếu mang thai sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con".

Chị Bích kể chị không cố ý có con vì lúc đó chị đang phải uống nhiều loại thuốc nhưng đã lỡ có con rồi thì chị nói với các bác sĩ bằng mọi giá chị phải giữ đứa con này. Ngày chị mang thai là những ngày chị lo cho anh hơn cả tính mạng của hai mẹ con chị. Chị sợ nếu có chuyện gì không may xảy ra với hai mẹ con thì chồng chị sẽ rất đau khổ…

Những lời các bác sĩ từng cảnh báo trước đó đều diễn ra. Chị bị sản giật, cao huyết áp…Lúc thai được 31 tuần, bác sĩ đã phải mổ bắt con chị ra. Con gái chị ra đời chỉ nặng 1,2kg. Con nhỏ xíu nhưng dây cắm khắp người để các bác sĩ điều trị và các bác sĩ cũng chưa thể khẳng định có cứu sống được con hay không. Hai tháng sau con được 1,7kg và được đưa về nhà chăm sóc. 

Những ngày tháng đó đầy niềm vui nhưng cũng đầy vất vả, lo lắng… Chồng chị tiếp tục ấp con theo phương pháp kangaroo "ấp con trên người liên tục", luôn phải để mắt đến con lúc con uống sữa hoặc ngủ vì con dễ bị ngạt thở…

Ngôi nhà đầy ắp tiếng cười

Tham gia chia sẻ niềm vui, sự lạc quan với những bạn trẻ

Nhiều bạn trẻ đã bị suy sụp tinh thần, có bạn còn không muốn sống nữa khi biết tin sẽ phải chạy thận nhân tạo. Trong những ngày đi chạy thận, nhiều bạn trẻ nhìn chị Bích, nghe câu chuyện của chị, các bạn đã ít nhiều thay đổi được cách nhìn, lạc quan hơn, tin vào ngày mai hơn.

Con gái chị giờ đã học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Q.Tân Phú. Vợ chồng chị đặt tên con ở nhà là Khoai Lang cho dễ nuôi, còn tên trong khai sinh là Nguyễn Ngọc Thu, để luôn nhớ đến TS Ngọc Thu - người thầy thuốc luôn tận tâm điều trị bệnh và theo dõi sức khỏe cho chị trong suốt thời gian mang thai. Khoai Lang giống ba học giỏi, rất thông minh.

Ông xã chị Bích rất yêu thương Khoai Lang, anh coi con gái như báu vật của anh. Có lần khi con hỏi về chuyện tình bạn, tình yêu, chị Bích nói với con "một tình bạn hay tình yêu đích thực là khi hình thức con thật xấu, con không làm được gì cả thì người ấy vẫn luôn ở bên con, thương con". Chị nhớ lại những lúc mặt chị sưng phù, người mập, còn mắc bệnh thủy đậu nổi mụn nước khắp người. Soi gương chị còn không dám nhìn chính mình nhưng chồng chị luôn bên chị, vẫn yêu thương, chăm sóc chị từng chút một.

Chị Bích cảm thấy rất may mắn khi vợ chồng chị nhận được tình thương, sự giúp đỡ, chúc phúc của rất nhiều người thân, bạn bè, và đặc biệt các bác sĩ đã tạo được một điều kỳ diệu cho vợ chồng chị là đã cứu sống được bé Khoai Lang. Dù rất yêu thương nhau nhưng kể từ khi có Khoai Lang vợ chồng chị thấy tiếng nói cười của trẻ thơ đã xây dựng nên một gia đình đúng nghĩa.

Bí quyết để có gia đình hạnh phúc

hoangngocbich_13 5(read-only)

Chị Hoàng Ngọc Bích hướng dẫn con gái Ngọc Thu học - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trải qua bao tháng ngày vất vả, cuộc sống gia đình chị giờ luôn đầy ắp tiếng cười. Chị thấy mình ngày càng trẻ vì luôn được yêu thương, cười vui. "Bí quyết nào để chị có một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc như vậy?". Chị Bích trả lời từ ngày yêu nhau đến giờ, những gì tốt đẹp nhất cả chị và chồng chị đều muốn dành cho nhau. Hai người luôn nhường nhịn nhau. Những gian khổ, vất vả trong cuộc sống giúp hai vợ chồng càng thấu hiểu và yêu nhau nhiều hơn.

Chị Bích kể giờ chị chỉ ở nhà và đi chạy thận, công việc nhà vợ chồng chị cũng đã thuê người giúp việc nhưng chồng chị luôn làm cho chị cảm thấy chị rất quan trọng trong gia đình. Hai ba con luôn dành cho chị sự ưu tiên nhất, thậm chí buồn vui theo chị nên chị luôn muốn mang lại tiếng cười và hạnh phúc cho gia đình bé nhỏ này.

Em bị ung thư gần chết, anh có thương em không?

TTO - Cả hai đều từng dang dở một lần đò. Họ biết nhau nhờ Internet rồi nên duyên. Khi ấy, dù đã biết cô gái miền Bắc bị bệnh nặng, chàng trai miền Tây vẫn vững vàng cưu mang, chăm sóc.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar