07/09/2019 10:14 GMT+7

Yêu như cổ tích của cặp đôi tên Lý

PHẠM XUÂN DŨNG
PHẠM XUÂN DŨNG

TTO - Đến bây giờ, bậc sinh thành của đôi vợ chồng cùng mang tên Lý vẫn còn nghĩ câu chuyện của con mình tựa như một giấc mơ.

Yêu như cổ tích của cặp đôi tên Lý - Ảnh 1.

Vợ chồng Lý trong ngày cưới - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi đến nhà anh Bùi Trọng Lý (36 tuổi) ở khóm phố 3A, thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vào một sáng sương mù phố núi. Bà Hồ Thị Thố và ông Bùi Trọng Thí đón tôi không giấu được niềm vui trong mắt. Anh Lý chỉ ngồi yên, vẻ mặt như nghe ngóng.

“Giữa thời buổi mà trai gái dễ lấy dễ bỏ, nhiều vợ chồng trẻ giàu có mà thường xuyên cơm không lành, canh không ngọt, dễ dàng ly dị thì hai vợ chồng cùng tên Lý này cũng đáng để cho nhiều người suy nghĩ, nhất là lớp trẻ hiện nay.

Chị Hồ Thị An (một người hàng xóm)

Hai nửa tình yêu

Anh Lý bị câm điếc từ nhỏ, tính tình lại hiền lành nên chỉ biết đi làm thợ đụng, ai kêu chi làm nấy, thường là phụ nề. Đến ngoài ba mươi tuổi, anh cũng thường lầm lũi đi về một bóng. Cũng có một vài cô gái đến chơi nhà, nhưng họ đều là người lành lặn.

Bà Thố nói chuyện với con trai bằng cách ra dấu bằng tay, rằng con tàn tật đừng nên lấy người không sứt mẻ. Họ thương mình giờ nhưng mai mốt thì không biết ra sao.

"Thôi con ơi, nồi nào úp vung nấy", bà nói mà rơm rớm nước mắt.

Mà không lo cho con sao được, nhất là khi rất không may lâm cảnh tật nguyền. Họ cũng gần đất xa trời, nếu con không có đôi có đũa thì sau này cuộc đời cũng sẽ rất khó khăn. Làm cha làm mẹ, họ làm sao yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay.

Bà Thố thường chạy chợ Khe Sanh lại gặp ai đồng cảm cũng kể chuyện con mình. Rồi một chuyện bất ngờ đã đến.

"Bốn tháng sau, em sẽ trả lời!"

Một ngày mùa hè năm 2017, anh Bùi Trọng Lý đi phụ nề cũng gọi là khá xa nhà (trên xã Tân Liên cùng thuộc huyện Hướng Hóa), dạo ấy thường hay ghé vào một quán làm tóc ở đấy để gội đầu. Một lần, hai lần rồi nhiều lần cũng không nhớ nữa. Nếu ai nhìn vào sẽ thấy cô chủ quán không mấy khi trò chuyện với khách. Mọi chuyện diễn ra lặng lẽ rồi kết thúc không mấy người để ý.

Rồi một hôm, anh Lý về nhà đang vui bỗng có vẻ bần thần. Thái độ không bình thường. Mẹ gặng hỏi, anh Lý mới kể, tất nhiên cũng chỉ bằng điệu bộ. Thì ra anh đang yêu.

Bà mẹ nghe vừa mừng, vừa lo. Anh Lý đã phải lòng cô gái làm uốn tóc ở xã Tân Liên. Nhưng anh không biết thổ lộ tình cảm ra sao. Anh "nói" ngay với mẹ: "Mẹ cho con đi học chữ". Mẹ ngạc nhiên: "Trời ạ, ba mươi mấy tuổi đầu bây giờ con tính chuyện học chữ để làm gì? Mà trường thì ở tận thành phố Đông Hà, cách nhà đến bảy mươi cây số".

Anh Lý bèn giải thích là muốn nhắn tin tỏ tình qua điện thoại, mà muốn vậy thì phải biết chữ. À ra thế, vậy để mẹ giúp cho, mẹ nhắn tin giùm con. Tin nhắn "Lý muốn sống trọn đời cùng em" đã được phát đi.

Sáng ra, anh Lý lại đi làm như mọi ngày, lại lên xã Tân Liên. Giờ nghỉ anh lại vào quán gội đầu, vẫn lặng lẽ như lâu nay vẫn thế nhưng ánh mắt đã nói lên tất cả. Cô gái vẫn lặng lẽ, kín đáo như không có chuyện gì xảy ra.

Rồi anh Lý lại về nhà. Vừa về nhà, anh nhờ mẹ đọc tin nhắn phản hồi của cô gái: "Bốn tháng sau, em sẽ trả lời".

Song Lý hợp bích

Cô gái đó cũng tên là Lý, Nguyễn Thị Hải Lý, năm nay 35 tuổi. Cô "kể" lại rằng cô cũng có cảm tình với anh Lý vì thấy anh có vẻ hiền lành, chăm chỉ. Nhưng vì muốn giải quyết một số việc riêng và cũng muốn xem anh Lý có thật lòng hay không nên cô "gia hạn" bốn tháng.

Cô Lý biết chữ vì cô có được học 5 năm tại Trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị). Bởi vậy, dù câm điếc nhưng cô nhanh nhẹn, tháo vát hơn trong kỹ năng giao tiếp.

Cuối năm 2017, một đám cưới có thể nói độc nhất vô nhị, chưa từng có ở huyện miền núi Hướng Hóa giữa đôi trai gái cùng cảnh ngộ và cùng tên.

Chị Hồ Thị An, một người hàng xóm, khi kể lại chuyện này vẫn còn xúc động: "Đám cưới, xóm giềng thường mỗi nhà đi dự đại diện một người. Nhưng đám cưới này từ gần đến xa, nhà nào cũng đi hai người, cả vợ lẫn chồng. Ai cũng mừng, cũng muốn chúc phúc cho đôi lứa. Thiệt là chuyện vui hiếm có".

Năm nay, ngôi nhà bà Thố đã xuất hiện ba thế hệ. Vợ chồng hai-người-tên-Lý đã sinh hạ một cháu trai kháu khỉnh hơn sáu tháng, mọi người quây quần bên nhau, gương mặt rạng ngời.

Bà Thố khoe: "Bữa sinh cháu, bệnh viện nói không can chi cả, cả hai bên nội ngoại ai cũng mừng không để đâu cho hết". Ngay cả tên cháu bé được ghép từ họ của ba mẹ cùng với cái tên mong một mái ấm gia đình là Bùi Nguyễn Thành Gia.

Khi được hỏi khi nào thì đi làm lại, chị Lý trả lời bằng nụ cười hạnh phúc: "Chờ cháu một tuổi biết đi thì sẽ đi làm tóc đều như trước, còn chồng thì đi phụ nề hay phụ dựng rạp cưới".

Hi vọng giữa đời thường

tinh yeu 1

Lý và con trai - Ảnh: XUÂN DŨNG

Lúc lên nhà chị Lý ở Tân Liên, ba chị Lý - ông Nguyễn Hữu Thuyết - tâm sự: "Vì cả hai cháu đều khuyết tật nên khi nuôi con, nhà nội và cả bên ngoại cũng dặn nhiều mẹ cháu: con không nghe được tiếng của bé nên khi chăm bé ngủ nhớ nằm sát bé để khi nó dậy thì nhúc nhích, mình biết mà dậy theo, nếu không nhiều khi sợ mẹ ngủ quên, bé dậy khóc mà không biết".

Hai con người thân thể không lành lặn nhưng đã đến với nhau bằng hai trái tim chẳng thể tật nguyền. Tôi nhớ ai đó nói rằng: tình yêu đúng nghĩa và tấm lòng thành có thể làm nên rất nhiều điều kỳ diệu.

Tình yêu không tí hon ở khu Linh Đàm

TTO - Ở khu Linh Đàm (Hà Nội), nhiều người không lạ cặp đôi My và Hùng. Dễ nhớ lắm, bởi họ là một cặp đôi tí hon, cao chưa được 1,2m…

PHẠM XUÂN DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Tuyết Anh - học trò lớp 9, liên đội trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (TP.HCM) - nhiều năm qua không chỉ nổi bật ở trường mà với làng Đội TP.HCM.

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar