27/03/2021 08:51 GMT+7

Yêu cầu Indonesia trao trả ngư dân và tàu cá bị bắt trong hải phận Việt Nam

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Cơ quan chức năng xác định lúc bị tàu của Indonesia bắt giữ, hai tàu cá đang trong vùng biển hoàn toàn của Việt Nam và đã đề nghị phía Indonesia trao trả các ngư dân và tàu cá.

Yêu cầu Indonesia trao trả ngư dân và tàu cá bị bắt trong hải phận Việt Nam - Ảnh 1.

Hai tàu cá của Việt Nam bị bắt đưa về Indonesia và neo tại nước này - Ảnh: Kompas

Trước vụ việc lần này, ngư dân cũng từng phản ảnh chuyện "ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt trên vùng biển của mình, sau đó kéo sang hải phận của họ để lập biên bản".

Tàu Indonesia vào vùng biển Việt Nam

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị Trần Thị Bích Liên (sinh 1978, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết sau nhiều ngày mất liên lạc, hôm qua (26-3) chị mới liên lạc được với chồng mình là anh Trần Hùng Dũng, chủ kiêm thuyền trưởng tàu BV-4419TS, sau khi tàu này bị tàu Indonesia bắt đem về giam giữ.

Trước đó, sáng sớm 18-3, chị và chồng vẫn liên lạc với nhau, đến gần 8h cùng ngày chị nhận thông tin tàu của gia đình "đang bị tàu Indonesia cập". Chị Liên kể người trên tàu cho hay khoảng 6h45 khi đang trong vùng biển Việt Nam, tàu của gia đình chị và tàu mua hải sản mang số hiệu BL-93333TS của tỉnh Bạc Liêu nhìn thấy tàu 8001 của Indonesia xuất hiện. 

Hai tàu BV-4419TS và BL-93333TS nổ máy chạy sâu vào phía bờ. Tàu Indonesia thả hai canô xuống đuổi theo và chỉ sau 10 phút thì bắt kịp hai tàu Việt Nam. Hai canô khống chế tàu cá của Việt Nam đưa về tàu 8001. 

Chị Liên cho biết lúc bị lực lượng Indonesia bắt, trên tàu có chồng và con trai chị cùng 30 ngư dân khác, còn tàu BL-93333TS có 12 ngư dân. Sau đó chị mất liên lạc với tàu BV-4419TS và định vị của tàu cũng bị tắt.

Theo chị Liên, lúc bị tàu Indonesia bắt, tàu của gia đình đang ở tọa độ 6o47’37" vĩ độ Bắc - 109o33’41" kinh độ Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và được cơ quan chức năng cấp phép đánh bắt. 

Cũng theo chị Liên, sau khi bắt tàu cá Việt Nam, phía Indonesia đã kéo hai tàu cá của Việt Nam sang hải phận của họ và rút hộp đen, định vị của tàu. Đến chiều cùng ngày, khi máy định vị được mở lại thì vị trí của hai tàu cá Việt Nam đã nằm trong lãnh hải Indonesia.

Ngày 19-3, chị Liên đã có đơn trình báo sự việc và xin bảo hộ công dân gửi các cơ quan chức năng.

Đánh bắt ở vị trí truyền thống

Ngày 26-3, ông Nguyễn Đức Hoàng, phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận ngày 18-3 ngay sau khi hay tin tàu cá của mình bị Indonesia bắt giữ, phía chủ tàu đã cử người lên chi cục để xem định vị giám sát hành trình của tàu cá. 

"Vị trí tàu cá BV-4419TS vào sáng 18-3 thuộc vùng biển Việt Nam hoàn toàn chứ không phải vùng chồng lấn, tranh chấp" - ông Hoàng nói.

Về khả năng trước khi bị bắt, tàu cá Việt Nam đã đánh cá ở vùng biển của Indonesia, ông Hoàng cho biết khả năng này là không có vì tàu BV-4419TS là tàu lưới vây, đánh bắt hải sản xung quanh "cội chà" ("cội chà" hình thành là do ngư dân thả xuống biển những cây tre bự, đá chẻ, cành cây để cá đến trú ở, ẩn nấp và ngư dân thả lưới xung quanh "cội chà" để đánh bắt cá - PV). 

"Ngư dân chỉ đánh bắt quanh "cội chà" của họ" - ông Hoàng nói. Trong khi đó, chị Liên cũng khẳng định "cội chà" của gia đình mình ở vị trí trên đã có từ hơn 20 năm nay và gia đình chị thường xuyên đánh bắt cá ở đây.

Yêu cầu Indonesia trao trả ngư dân và tàu cá bị bắt trong hải phận Việt Nam - Ảnh 2.

Hình ảnh vị trí của tàu BV-4419TS sáng 18-3 trên máy định vị, trước khi bị Indonesia bắt giữ

Bảo vệ những "cột mốc chủ quyền" trên biển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết bằng chứng việc ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ khi đang ở vùng biển của nước mình là dữ liệu định vị, giám sát hành trình. 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ ở vùng chồng lấn. Trong khi đó, phạm vi hoạt động của bộ đội biên phòng không ra đến các vùng biển ngoài xa nên không thể xác nhận được mà chỉ ghi nhận lại trình báo của ngư dân. 

"Muốn biết chính xác vị trí ngư dân bị bắt phải làm việc được với ngư dân và làm việc được với cả cơ quan chức năng của nước ngoài" - vị này cho biết.

Năm 2017, tại hội thảo "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản", một ngư dân Phước Tỉnh (H.Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã phản ảnh chuyện "ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt trên vùng biển của mình, sau đó kéo sang hải phận của họ để lập biên bản". 

Theo ngư dân này, do bất đồng ngôn ngữ, trình độ hiểu biết hạn chế nên ngư dân buộc phải ký vào biên bản vi phạm mà phía nước ngoài lập. Sau đó bị nước ngoài giam giữ và xét xử.

Luật sư Hà Hải - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, người từng nhiều lần hỗ trợ pháp lý cho ngư dân Việt Nam tại các phiên tòa ở nước ngoài - cho biết ông và các cộng sự từng thắng kiện trong một vụ án Philippines xét xử ngư dân Việt Nam "xâm phạm chủ quyền" vào tháng 8-2011. Kết quả, phía bạn phải thả 122 ngư dân cùng tàu cá. 

Từ kinh nghiệm của vụ thắng kiện này, luật sư Hà Hải cho biết: "Đây là vấn đề rất lớn và nhạy cảm. Rất cần sự vào cuộc chủ động, tích cực để bảo hộ công dân từ Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với ngư dân, luật sư tại các phiên tòa. Như vụ thắng kiện ở Philippines là nhờ có sự vào cuộc chủ động, tích cực của Đại sứ quán Việt Nam". 

Theo luật sư này, hiện có khoảng 300 ngư dân Việt Nam đang bị nước ngoài giam giữ.

Những năm gần đây, các lực lượng chức năng của Việt Nam liên tục có mặt ở vùng giáp ranh để ngăn chặn tàu cá Việt Nam sang vùng biển nước bạn đánh bắt và để bảo vệ ngư dân của mình. Một lãnh đạo cơ quan chức năng Việt Nam xác nhận trên thực tế có những vụ việc lực lượng Việt Nam có mặt tại hiện trường đã kịp thời can thiệp, làm việc với phía bạn để ngư dân không bị "bắt oan". 

"Bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ những cột mốc chủ quyền trên biển. Do đó, lực lượng chức năng kiên quyết bảo vệ những ngư dân hành nghề đúng hải phận, đúng vị trí" - vị lãnh đạo này khẳng định.

* Luật sư Hà Hải (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM):

Không cho phép bên nào tự ý áp đặt ranh giới

Đối với vùng nước ở phía trên thềm lục địa, Công ước quốc tế về Luật biển 1982, điều 78, khoản 1 quy định rõ: "Các quốc gia ven biển có thềm lục địa chỉ được thực hiện quyền đối với thềm lục địa quốc gia mình mà không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước của quốc gia khác".

Trong trường hợp hai quốc gia sau khi phân định được ranh giới thềm lục địa chồng lấn mà chưa phân định được ranh giới vùng nước phía trên thì không cho phép bên nào được tự ý áp đặt ranh giới theo yêu sách của mình để có quyền đơn phương thực thi chủ quyền và quyền tài phán trong phạm vi vùng còn chồng lấn này.

Do đó, có những vụ cơ quan chấp pháp của nước bạn truy đuổi, bắt giữ ngư dân Việt Nam ở vùng nước chồng lấn, chưa phân định là sai với Công ước quốc tế về Luật biển 1982.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói gì?

Ngày 25-3, trả lời câu hỏi của phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng về vụ việc tàu cá mang số hiệu BV-4419TS và

BL-93333TS của Việt Nam bị phía Indonesia bắt giữ trong khi đang đánh bắt tại khu vực đường phân định của Việt Nam và Indonesia. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã tuyên truyền, đề nghị với phía Indonesia trao trả các ngư dân và tàu cá.

Ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt khi đang ở hải phận nước mình?

TTO - Chị Trần Thị Bích Liên (sinh 1978, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết tàu cá BV 4419TS của gia đình mình và tàu BL 93333TS đã bị lực lượng chấp pháp Indonesia bắt giữ khi đang ở vùng biển Việt Nam. Có hay không sự việc này?

ĐÔNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

Hôm nay 17-5, thời tiết Bắc Bộ mưa rào đến mưa rất to, cần chú ý lũ quét, sạt lở. Nam Bộ mưa rào chiều tối.

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar