09/06/2011 21:19 GMT+7

Yahoo! và Hotmail cũng bị tin tặc tấn công

TruongUy
TruongUy

TTO - Có vẻ như Gmail không phải dịch vụ thư tín điện tử duy nhất bị tin tặc tấn công trong những ngày qua, khi mới đây cả Yahoo! lẫn Hotmail cũng lần lượt bị tấn công.

Phóng to
Người dùng cần tự bảo vệ mình trước “thập diện mai phục” của thế giới mạng - Ảnh minh họa: Internet

Hãng bảo mật Trend Micro cho hay ba dịch vụ thư điện tử đều bị tấn công bởi cùng một phương pháp mang tên “spear phishing”. “Phishing” là trò lừa đảo trực tuyến quen thuộc, trong đó tin tặc sẽ lừa người dùng (bất kỳ) cung cấp thông tin cá nhân thông qua những trang web giả mạo có giao diện giống với những trang nạn nhân hay sử dụng. “Spear phishing” về cơ bản không khác gì với “phishing”, ngoại trừ “nạn nhân” đã được lựa chọn có chủ đích từ trước.

Các chuyên gia tại Google đã dựng lại “hiện trường vụ án” như sau:

Bước 1: Tiến hành tấn công theo phương pháp “Spear phishing”

Sau khi đã nắm được quyền kiểm soát tài khoản thư của nạn nhân, những tin tặc còn sử dụng một đoạn mã độc dựa trên việc khai thác lỗ hổng res://protocol nhằm liệt kê ra những phần mềm diệt virut đang hiện diện trên máy tính “khổ chủ”. Loại thông tin này rất hữu dụng để tạo đà cho sự chiếm quyền kiểm soát máy tính của nạn nhân trong tương lai.

Bước 2: Khai thác lỗ hổng của dịch vụ thư điện tử trực tuyến (webmail)

Phóng to
Ảnh chụp lá thư mang nội dung xấu nhắm vào người dùng Hotmail - Ảnh minh họa: Trend Micro

Cụ thể, một lỗ hổng trong giao thức MHTML đã bị lợi dụng để nhắm đến mục tiêu là những nhà hoạt động chính trị và ký giả đang sử dụng dịch vụ của Google. Theo đó, những kẻ tấn công đã chỉnh sửa (modified) chỉ số ủy thác (delegation setting) để tiện bề tiếp tục theo dõi những tài khoản Gmail bị kiểm soát.

Phóng to
Một thư rác chứa mã độc nhắm vào cộng đồng Yahoo! Mail - Ảnh minh họa: Trend Micro

Tiếp theo Gmail, đến lượt Hotmail của Microsoft tiếp tục trở thành nạn nhân. Hãng bảo mật Trend Micro cho hay nạn nhân thậm chí không cần phải click chuột vào bất cứ đường dẫn (link) chứa mã độc nào, mà chỉ bằng động tác đơn giản là xem trước (preview) lá thư chứa mã độc cũng đủ để tài khoản của “khổ chủ” bị tiếm quyền kiểm soát. Nội dung lá thư lừa đảo nói rằng nó được gửi từ đội ngũ hỗ trợ của Facebook.

Ngoài Gmail và Hotmail, người dùng Yahoo! Mail cũng là đích ngắm của bọn tội phạm. Được biết, nhiều hãng bảo mật đã phát hiện một “chiêu thức” khai thác các lỗ hổng sẵn có trong dịch vụ Yahoo! Mail bằng cách đánh cắp cookies trong máy tính nạn nhân, nhằm phục vụ mục đích chiếm quyền kiểm soát tài khoản của họ.

THÚY QUỲNH
TruongUy

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có AI, tin tặc như hổ mọc thêm cánh

Theo chuyên gia bảo mật, trước đây email lừa đảo dễ dàng bị phát hiện do cách diễn đạt không tự nhiên, nhưng sự tiến bộ của AI đã giúp tạo ra các câu tự nhiên, cho phép tin tặc vượt qua rào cản ngôn ngữ.

Có AI, tin tặc như hổ mọc thêm cánh

Công cụ AI chuyển đổi video phát trực tiếp đầu tiên thế giới

Mirage được giới thiệu có thể chuyển đổi các luồng video trực tiếp sang nhiều phong cách hình ảnh khác nhau mà vẫn giữ nguyên chuyển động, cấu trúc và tốc độ khung hình.

Công cụ AI chuyển đổi video phát trực tiếp đầu tiên thế giới

Sai sự thật: Meta AI không đọc trộm trò chuyện WhatsApp

Thông tin Meta AI có thể đọc lén tin nhắn cá nhân trên WhatsApp đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội khiến nhiều người dùng hoang mang. Tuy nhiên, kiểm chứng cho thấy đây là thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm.

Sai sự thật: Meta AI không đọc trộm trò chuyện WhatsApp

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Từ những nhân vật hoạt hình biết nói, biết hát đến những người nổi tiếng không tồn tại thật, idol ảo đang vươn lên thành ngôi sao mạng xã hội nhờ công nghệ AI và kiếm tiền như người thật.

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Cảnh báo các chiêu lừa đảo qua điện thoại: giả danh ngân hàng, công an, điện lực để chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu, thông tin cá nhân và không chuyển tiền khi chưa xác minh.

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Không được yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Thứ trường Bộ KH&CN Phạm Đức Long nhấn mạnh tại hội nghị tổ chức sáng nay ở Hà Nội.

Không được yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar