04/08/2016 14:36 GMT+7

Ý dùng luật để giảm lãng phí thực phẩm

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngày 3-8, chính quyền Roma đã thông qua luật bao gồm một loạt các biện pháp mới để giảm tình trạng thức ăn lãng phí của nước này.

Người nghèo lục thùng rác kiếm sống ở Ý - Ảnh: AFP

Đài BBC cho biết đạo luật, được sự ủng hộ của 181 thượng nghị sĩ, có 2 phiếu chống và 16 phiếu trắng, nhằm tiết kiệm 1 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí trong tổng số khoảng 5 triệu tấn bị bỏ phí mỗi năm.

Bộ trưởng Nông nghiệp Maurizio Martina cho biết luật mới là "một trong những di sản tuyệt nhất và thực tiễn nhất" tập trung vào giải quyết nạn đói và lãng phí thực phẩm trên toàn thế giới.

Theo các cơ quan chức năng của Ý, tình trạng lãng phí thực phẩm trong doanh nghiệp và ở các hộ gia đình làm mất hơn 12 tỉ euro (13,4 tỉ USD) mỗi năm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phí tổn này có thể lên chiếm hơn 1% GDP.

Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) thậm chí ước tính khoảng 1/3 thực phẩm trên thế giới bị lãng phí. Con số này lên đến 40% tại châu Âu. "Số thực phẩm bị lãng phí hiện nay ở châu Âu có thể đủ cho 200 triệu người" - FAO cho biết.

Đây không phải lần đầu tiên Ý hành động để giải quyết vấn đề về nạn đói và thực phẩm. Các đây 3 tháng, Tòa án tối cao của Ý đã tuyên bố việc trộm một lượng nhỏ thực phẩm để không bị chết đói không phải là một tội ác.

Thực tế là các doanh nghiệp cũng muốn tránh tình trạng bỏ phí lương thực nhưng lại sợ vi phạm luật an toàn và sức khỏe khi gửi biếu từ thiện thực phẩm vừa hết hạn tiêu thụ.

Luật mới giúp cho việc quyên góp thực phẩm dễ dàng hơn bằng cách xóa bỏ những rào cản này. Bây giờ các doanh nghiệp tại Ý sẽ không bị phạt vì quyên góp thực phẩm vừa hết hạn và sẽ trả ít thuế lãng phí hơn tỉ lệ với mức độ quyên góp của họ.

Nông dân cũng có thể cho những tổ chức từ thiện các sản phẩm không bán được của mình mà không sợ phát sinh thêm chi phí.

Bộ Nông nghiệp Ý đã chi 1 triệu euro để nghiên cứu cách đóng gói thực phẩm nhằm tránh hư hại và kéo dài thời gian bảo quản trong quá trình vận chuyển từ nơi quyên góp đến nơi nhận quyên góp.

Đầu năm nay Pháp cũng thông qua một loạt các biện pháp trong nỗ lực ngăn chặn lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên có sự khác biệt là chủ sở hữu các siêu thị ở nước này sẽ bị phạt nếu không thể ký hợp đồng với các tổ chức nhận thực phẩm quyên góp.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Indonesia thí điểm đưa học sinh cá biệt vào trại huấn luyện quân sự

Chính phủ Indonesia triển khai chương trình thí điểm, đưa học sinh cá biệt vào trại huấn luyện quân sự để rèn luyện kỷ luật.

Indonesia thí điểm đưa học sinh cá biệt vào trại huấn luyện quân sự

Cathay Pacific vô tình cho bé 3 tuổi uống rượu vang

Hãng hàng không ngay sau đó đã xin lỗi và đề nghị hoàn lại tiền vé cho gia đình cậu bé nhưng vẫn chưa đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho sự cố này.

Cathay Pacific vô tình cho bé 3 tuổi uống rượu vang

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Một bệnh viện nhi tại Wisconsin đã vô tình vứt bỏ bộ não hiến tặng của một phụ nữ trẻ từng tham gia liệu pháp gen tiên phong - một sai lầm khiến giới khoa học và gia đình nạn nhân bàng hoàng.

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Chân dung chú chim mòng biển 'chiếm sóng' tại cuộc bầu cử Giáo hoàng 2025

Khi cả thế giới đang dõi theo làn khói từ nhà nguyện Sistine, một nhóm những chú mòng biển bất ngờ trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Chân dung chú chim mòng biển 'chiếm sóng' tại cuộc bầu cử Giáo hoàng 2025

Vì sao dùng khói báo tin chọn tân Giáo hoàng?

Làn khói trắng từ ống khói nhà nguyện Sistine không chỉ là một tín hiệu thiêng liêng, đó còn là kết quả của quá trình bầu chọn Giáo hoàng.

Vì sao dùng khói báo tin chọn tân Giáo hoàng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar