08/05/2011 11:35 GMT+7

Y đức là gì?

LAN ANH
LAN ANH

TT - Trong một bữa ăn trưa mới đây với anh bạn bác sĩ, anh ấy nói nhiều đồng nghiệp giờ khá giả lắm, nhất là các ngành mắt, nha, phụ sản, chẩn đoán hình ảnh, tim mạch, không thiếu người thu nhập 200-300 triệu đồng/tháng, cuối tuần phóng Lexus đi đánh golf. Ở thủ đô thì thế, bác sĩ ở tỉnh cũng nhiều người khá giả. Trong làng, ai cũng biết có ông bác sĩ chữa răng ở Phú Thọ mà có bốn dinh cơ ở Hà Nội.

Phóng to
Các ý, bác sĩ và nhân viên bệnh viện Chợ Rẫy tại tòa án trong vụ án đường dây kê toa thuốc khống, chiếm đoạt hơn 3,9 tỉ đồng - Ảnh CHI MAI

Trước đói người ta lo cái ăn, giờ khá giả cái quý nhất lại là sức khỏe, nghề bác sĩ được trọng vọng lắm, nhà nào có bác sĩ là cả họ được nhờ. Cũng vì thế nên đến mùa tuyển sinh, ngành nào trồi sụt chứ ngành y luôn vững như bàn thạch.

Bác sĩ khá giả, điều đó tốt thôi. Nhưng càng khá giả mà điều tiếng nghề nghiệp cũng tăng theo thì phải xem lại! Nói có sách mách có chứng: Trong tuần có chuyện chuyển bệnh nhân đi rồi thu hoa hồng 15%, đem chia cho ban giám đốc, phòng tài vụ, phòng vận chuyển bệnh nhân. Hôm thì có chuyện bác sĩ thu tiền khám bệnh cắt cổ 500.000 đồng/lần, rồi tuyên bố muốn khám bác sĩ giỏi phải chi như vậy.

Lúc thì chuyện hoa hồng cho bác sĩ kê đơn, bán sữa cho trẻ sơ sinh lấy hoa hồng dù quy định đã cấm. Hay tuần trước, một bác sĩ thẩm mỹ dù không được phép phẫu thuật nâng ngực ở phòng khám tư nhân nhưng cứ đàng hoàng cắt cắt nâng nâng, nâng xong bệnh nhân tử vong...

Bác sĩ càng điều tiếng, xã hội càng băn khoăn với câu hỏi y đức là gì? Nhiều người đã trả lời ngay rằng chữa bệnh tốt là y đức. Có người mong được chữa bệnh tận tâm là y đức. Mấy năm trước, ĐH Y Hà Nội có làm một điều tra về y đức và có một câu hỏi đặt ra cho bác sĩ: bác sĩ là ai? Bác sĩ nào cũng nói rằng bác sĩ là người chữa bệnh cho dân, nhưng thật ra câu trả lời đúng phải “là người cung cấp dịch vụ y tế”. Khi chưa hiểu đúng về nghề của mình, bác sĩ luôn nghĩ mình ở trên cao, người bệnh đến chữa bệnh là trăm sự nhờ bác sĩ dù người bệnh đã chi trả theo đúng quy chế viện phí và lẽ ra phải được đối xử như khách hàng, những người mua dịch vụ.

Một ông thứ trưởng Bộ Y tế từng nổi tiếng bởi giải mã được băn khoăn của bệnh nhân khi họ đi bệnh viện. “Đưa cho ai, bao nhiêu và đưa vào lúc nào?”, ông ấy nói thế về phong bì (Đài Truyền hình VN khi quay cái sạp hàng bệnh viện và thấy ở đó bán rất nhiều phong bì mà họ chắc là không phải để gửi thư).

Nhưng một người bạn bác sĩ cãi rằng phong bì làm sao mà giàu được? Chả giàu, nhưng cũng đừng để bệnh nhân băn khoăn khi tệ nạn cảm ơn đã thành luật bất thành văn ở bệnh viện, ai ai cũng đi cảm ơn bác sĩ dù bệnh nhân là bà nông dân và phong bì có khi chỉ 50.000 đồng. Bác sĩ giàu rồi, nhưng cũng quen tay mà cầm lấy. Phong bì làm sao mà giàu được. Phải chăng y đức bị lung lay bắt đầu từ những chuyện nhỏ xíu đó?

Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho sòng phẳng. Có bác sĩ trưởng khoa phát bực vì tí lại có người nhà bệnh nhân gõ cửa rồi hỏi đủ thứ, hỏi cả chuyện... nhà vệ sinh ở đâu! Đòi hỏi y đức khi xung quanh bác sĩ đông đặc bệnh nhân, người nào cũng máu me, kêu rên đau đớn, muốn bác sĩ lúc nào cũng tươi cười như hoa, ai hỏi gì cũng lễ phép từ tốn trả lời thì họa bác sĩ phải làm bằng thép mới chịu nổi. Và trong tình hình ở bệnh viện lúc nào cũng quá tải hiện nay, có khi là đòi hỏi quá đáng. Vậy mà y đức (trong quy định) lại đòi hỏi như vậy!

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar