17/12/2018 10:40 GMT+7

Xuyên đêm cứu dân trong nước dữ

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Trận mưa khủng khiếp hôm 9-12 vừa qua làm TP Đà Nẵng chìm trong nước, nhiều gia đình khốn đốn. Trong cơn hoạn nạn ấy, có những người vẫn thầm lặng đêm ngày ứng cứu người dân, bất chấp cái lạnh thấu xương và mưa rát mặt.

Xuyên đêm cứu dân trong nước dữ - Ảnh 1.

Đưa một em bé ra khỏi vùng nguy hiểm vào đêm 9-12 - Ảnh: H.CHƯƠNG

Bảo vệ được tính mạng, tài sản của người dân là nhiệm vụ và tâm niệm của chúng tôi.

Thiếu tá TRƯƠNG HUY CHƯƠNG

Anh Võ Sơn - trú kiệt 96 đường Điện Biên Phủ - cho biết hàng chục năm nay, đây là lần đầu tiên khu vực này chịu trận ngập lớn như vậy.

"Đêm tối mịt mùng, không có mấy anh cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) Thanh Khê vô cứu thì những người ở khu nhà trọ trong xóm không biết sẽ ra răng (ra sao). May mà mấy ảnh đưa xuồng vô cứu kịp" - anh Sơn tâm sự.

Xuyên ngày đêm

Khu nhà trọ mà anh Sơn nói có sáu người lớn và hai trẻ nhỏ ở là một dãy nhà cấp 4, ở khu vực khá thấp.

Chị Ngô Thị Kiều, thuê trọ tại đây, cho biết: "Tối đó các anh cảnh sát không vô cứu chắc tụi tôi chịu chết. Nước ngoài đường ngập tới cổ, trong nhà mực nước lên từng phút, đêm càng về khuya lại càng sợ, nhất là lo cho hai cháu bé".

Theo chị Kiều, khi nước ngày một lớn, mọi người càng hoang mang, lúc này anh Liêm - người thuê trọ ở đây - mới nghĩ tới cách gọi điện thoại cho .

"Khi các anh cảnh sát có mặt và đưa mọi người ra ngoài, rồi dùng ôtô chở tới khách sạn, chúng tôi mới thở phào" - chị Kiều tâm sự.

Đại úy Hoàng Quốc Hải - đội trưởng Đội cảnh sát PCCC-CNCH quận Thanh Khê - tâm sự hai ngày 9 và 10-12 là hai "cột mốc" đáng nhớ của những người lính PCCC-CNCH.

Đáng nhớ là bởi họ gần như hoạt động 24/24, có mặt tại các điểm xung yếu để , bơm nước chống ngập và chữa cháy.

Cũng sáng 9-12, nhận lệnh của chỉ huy công an quận, Đội cảnh sát PCCC-CNCH Thanh Khê lên đường ứng cứu tại Bệnh viện C Đà Nẵng.

Tầng hầm của bệnh viện bị nước ngập. Tại đây có hệ thống máy phát điện, máy khí thở... rất cần kíp cho bệnh nhân.

Máy bơm chuyên dụng cùng bảy cán bộ, chiến sĩ của đội nhanh chóng triển khai đội hình, tiến hành bơm nước từ hầm ra ngoài. Miệt mài suốt gần 10 tiếng, nước trong hầm được cơ bản xử lý, các cán bộ, chiến sĩ rút về.

"Bữa cơm chiều ở đơn vị vừa dọn ra, anh em ai cũng vừa lạnh vừa húp miếng canh nóng cho ấm người thì nhận lệnh đi ứng cứu giúp dân ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai, nước ngập tầng hầm. Và anh em lại lên đường lúc đã tối mịt" - đại úy Hải chia sẻ.

22h, khi các cán bộ chiến sĩ đang trên đường về đơn vị sau một ngày dài ngâm trong nước lạnh rét thì điện báo có nhà dân bị nước dữ vây hãm cô lập đang cầu cứu. Chiếc xe chuyên dụng PCCC lại hụ còi, xé mưa thẳng hướng đường Điện Biên Phủ.

Đó là xóm trọ của chị Kiều. Theo đại úy Hải, khi tới đầu kiệt do hẻm nhỏ nên cán bộ chiến sĩ phải khiêng xuồng, các thiết bị cứu hộ, phao, đèn pin... tiến từng bước một, vịn nhau đi. Và họ đã đưa những cư dân ở xóm này đến nơi an toàn.

Xuyên đêm cứu dân trong nước dữ - Ảnh 3.

Dầm trong lạnh giá để bơm nước từ hầm chung cư Hoàng Anh Gia Lai ra ngoài - Ảnh: Đức Lâm

Nhiệm vụ của người lính

"Anh em quần thảo trong nước ngập rét run cả ngày nhưng ai cũng vui vì đưa được dân đến nơi an toàn", Thiếu tá Trương Huy Chương - phó trưởng Công an quận Thanh Khê - chia sẻ.

Đồng hồ điểm qua 23h, khi ai cũng nghĩ sẽ được về đơn vị thay bộ đồ khô cho ấm áp thì chuông điện thoại lại đổ dồn cấp báo tại kiệt 231 Thái Thị Bôi có phụ nữ mang bầu cùng hai con cầu cứu vì bị mắc kẹt trong nhà, nước đang lên nhanh.

Nhận lệnh, đội cứu nạn tiếp tục lên đường. Lúc này, anh em trong đội ai cũng thấm mệt và rét run vì càng về khuya nước càng lạnh. Càng đi vào sâu, nước ngập đến gần miệng. Đội cứu hộ nhanh chóng đưa mẹ con chị Phương lên xuồng ra ngoài an toàn.

Khi cán bộ chiến sĩ Đội cảnh sát PCCC-CNCH về đến đơn vị thì đã qua ngày mới, đồng hồ đã điểm 1h sáng, ai cũng mệt nhoài.

Qua ngày 10-12, anh em trong đội lại tiếp tục cứu hai cha con anh N.Q.L. - 30 tuổi, trú Hải Châu, Đà Nẵng - khi ôtô của anh L. bị chết máy trong đường nội bộ sân bay và bị nước cuốn đi. Tối đó, họ lại bơm nước ứng cứu cho một khu chung cư vào 3h30 sáng hôm sau.

Thiếu tá Trương Huy Chương chia sẻ trong suốt những ngày Đà Nẵng mưa ngập, cán bộ chiến sĩ trực chiến 100%. Anh em luôn có mặt ở nơi mà người dân cần.

"Bảo vệ được tính mạng, tài sản của người dân là nhiệm vụ và tâm niệm của chúng tôi" - thiếu tá Chương tâm sự.

Giúp dân trước, lo việc nhà sau

cuu dan1

Đội cảnh sát PCCC-CNCH Thanh Khê cứu người dân trong nước dữ vào đêm 9-12 - Ảnh: HUY CHƯƠNG

Chiến sĩ Nguyễn Hữu Tình - Đội cảnh sát PCCC-CNCH quận Thanh Khê - cho biết trận mưa lớn vừa qua làm nhà anh bị dột, nước ngập vào nhưng nhà chỉ có em gái và ba mẹ nên chưa lợp tôn lại được vì anh bận đi giúp dân.

"So với nhiều nhà khác thì nhà mình còn bị nhẹ nên đi giúp chỗ nặng hơn trước đã. Mai mốt mình xin nghỉ phép về sửa sang, lợp lại mái tôn cho ba mẹ sau" - Tình nói.

TTO - Anh mất đi khi còn thanh xuân của sức trẻ, cả thôn nghèo Mỹ Cang, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam chìm trong đau buồn tan tác khi dòng nước lũ vẫn còn giầy vò nơi này.

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar