10/11/2023 10:19 GMT+7

'Xưởng may của thế giới' lao đao vì lạm phát

Cuộc biểu tình đòi tăng lương vì lạm phát của các công nhân may mặc ở Bangladesh không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến GDP của nước này mà còn cả uy tín của những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.

Công nhân Bangladesh đấu tranh đòi quyền lợi ở Dhaka ngày 7-11 - Ảnh: AFP

Công nhân Bangladesh đấu tranh đòi quyền lợi ở Dhaka ngày 7-11 - Ảnh: AFP

Hàng nghìn công nhân may mặc ở Bangladesh đã xuống đường đòi tăng lương suốt tuần qua. Các cuộc biểu tình gần thủ đô Dhaka của Bangladesh đã dẫn tới bạo lực khi cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông. 

Cuộc đấu tranh kéo dài nhiều tuần khi người biểu tình yêu cầu mức lương cao hơn, còn giới chủ nhà máy và công đoàn cho rằng các thương hiệu thời trang - những khách hàng của họ - cũng có một phần trách nhiệm.

Tăng hơn 50% vẫn không đủ

Hồi đầu tuần này, một cuộc biểu tình lớn ở thành phố công nghiệp Gazipur, cách thủ đô Dhaka khoảng 25km về phía bắc đã nổ ra. Khoảng 10.000 công nhân bỏ việc và xuống đường sau khi có tin chính quyền không đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của họ. 

Các cuộc biểu tình quy mô lớn khác cũng xảy ra ở một số vùng lân cận Dhaka.

Chính quyền Bangladesh ban đầu thể hiện sự nhượng bộ khi đồng ý tăng lương tối thiểu hằng tháng cho công nhân may lên 12.500 taka (khoảng 113 USD) từ 8.300 taka. 

Tuy nhiên một số người phản đối, cho rằng mức tăng 56% là quá nhỏ. Họ yêu cầu lương tối thiểu là 23.000 taka (khoảng 209 USD). Theo họ đó mới là tối thiểu, chưa phải mức đủ sống.

Chia sẻ với Đài DW (Đức), bà Kalpona Akter - chủ tịch Liên đoàn Công nhân công nghiệp và may mặc Bangladesh - cho biết cuộc sống của công nhân may đã trở nên khó khăn hơn vì lạm phát. Các công nhân đã phải giảm bớt thức ăn để đối phó với việc giá cả tăng vọt. Họ đang phải ăn ít hơn để sống sót và làm việc. 

Cũng theo bà Akter, nhiều thứ đã thay đổi về mặt kinh tế kể từ lần xem xét lương cuối cùng vào năm 2018. "Giá những hàng hóa thiết yếu đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba kể từ đó nhưng lương của công nhân chỉ tăng khoảng 1.500 taka trong thời gian này. Điều đó vẫn chưa đủ", bà nói thêm.

Chị Sabina Begum, một thợ may 22 tuổi, nói với Hãng tin AFP chị tham gia biểu tình để "đấu tranh cho bánh mì và bơ của gia đình", đồng thời cho biết mức lương tối thiểu hằng tháng hiện tại không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản. 

Theo tờ Daily Star của Dhaka, lạm phát ở Bangladesh lại tăng vọt trong tháng 10 vừa qua, lên tới 9,93% bất chấp các nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ.

Các hãng thời trang nên chia sẻ?

Có khoảng 3.500 nhà máy may mặc của Bangladesh sản xuất hàng hóa cho các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Levi's, Zara và H&M. 

Đây là ngành đóng góp tới 16% GDP cho đất nước, góp phần giúp GDP bình quân của Bangladesh cao hơn cả Ấn Độ, theo Reuters. Nhưng rất nhiều người trong số 4 triệu công nhân ngành này đang sống trầy trật vì mức lương rẻ bèo.

Một nghiên cứu của Trung tâm đối thoại chính sách có trụ sở tại Bangladesh cho thấy công nhân may ở Bangladesh nhận mức lương hằng tháng thấp nhất so với các nước sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Các nghiên cứu toàn diện về chi phí sinh hoạt của Viện Nghiên cứu lao động Bangladesh cũng chỉ ra người lao động cần ít nhất 209 USD để duy trì cuộc sống trên mức nghèo khổ. 

Bà Bogu Gojdz, điều phối viên tiếp cận cộng đồng của "Chiến dịch quần áo sạch", nói với DW: "Thấp hơn mức đó sẽ khiến người lao động bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói thêm năm năm nữa, theo đó sẽ kéo dài tình trạng suy dinh dưỡng, nợ nần và lao động trẻ em trong các gia đình công nhân may".

Theo bà Gojdz, các thương hiệu quốc tế và đặc biệt là các thương hiệu cam kết về mức lương đủ sống như ASOS, H&M và Uniqlo nên đáp ứng nhu cầu 23.000 taka, cam kết tìm nguồn cung ứng dài hạn từ Bangladesh. 

Với các thương hiệu thời trang, nhu cầu giảm sau dịch COVID-19 đã làm tăng lượng hàng tồn kho. Để cân đối chi phí, họ buộc phải giảm đơn hàng, điều này khiến đời sống của các công nhân may ở Bangladesh càng thêm khó khăn.

"Họ chỉ cần tăng giá từ 10 đến 15 xu một chiếc áo hay quần là đủ với chúng tôi. Nếu họ làm như vậy thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng không ai nói về điều đó. Họ ép các chủ nhà máy tăng tiền lương cho công nhân nhưng tiền ở đâu ra chứ?" - ông Md. Siddiqur Rahman, đại diện các chủ nhà máy tại Hội đồng Lương Bangladesh cho công nhân, than thở với Đài DW.

Vấn đề nan giải

Đối với nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, mấu chốt để có thể bán quần áo với giá phải chăng là sản xuất hàng loạt ở những nước có giá lao động thấp.

Fair Wear Foundation, tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn trong ngành dệt may trên toàn thế giới, là một trong số các nhóm đang thúc đẩy các khách hàng quốc tế tăng lương cho công nhân ở Bangladesh.

Còn ở trong nước, cuộc đấu tranh của các công nhân may mặc lại đang bị quy kết là có động cơ chính trị vì nó diễn ra gần với thời điểm bầu cử vào tháng 1-2024 ở nước này.

Công nhân đòi tăng lương, các chủ xưởng may Bangladesh nhờ khách hàng giúp

Một số chủ xưởng may mặc ở Bangladesh đang yêu cầu các khách hàng giúp họ trả khoản tăng lương gần 60% do chính phủ yêu cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Giáo hoàng Leo XIV sẵn sàng làm trung gian đàm phán Nga - Ukraine; EU công bố vòng trừng phạt mới với Nga, ông Trump cứ từ từ.

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar