17/05/2021 07:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xung đột Palestine - Israel: Giải pháp đã có

NGUYỄN QUANG KHAI (nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Đông)
NGUYỄN QUANG KHAI (nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Đông)

TTO - Cuộc xung đột Israel - Palestine đang leo thang với số thương vong ngày càng tăng cho thấy cần phải có một giải pháp cấp bách.

Xung đột Palestine - Israel: Giải pháp đã có - Ảnh 1.

Một người đàn ông Palestine và chị gái khóc nức nở trước ngôi nhà của họ ở Dải Gaza bị các cuộc không kích của Israel phá hủy ngày 16-5 - Ảnh: AFP

Cộng đồng quốc tế đang cố gắng thúc đẩy để nối lại tiến trình hòa bình, bởi các cuộc đàm phán giữa hai phía đã bị gián đoạn từ năm 2014 đến nay.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thay đổi chính sách hoàn toàn thiên vị Israel của người tiền nhiệm. Washington đã tỏ ra là người trung gian hòa giải tích cực hơn, khôi phục quan hệ và nối lại viện trợ cho chính quyền Palestine, ủng hộ giải pháp hai nhà nước và không ủng hộ chính sách định cư của Israel...

Đặc biệt trong cuộc xung đột hiện nay, ông Biden đã điện đàm với người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas kêu gọi ngừng bắn, khẳng định Washington ủng hộ các bước nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp, an toàn và tự do cho người Palestine, tiếp tục hỗ trợ cho người Palestine ở Dải Gaza và Bờ Tây.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gutteres kêu gọi Israel chấm dứt các hành động quân sự chống lại Gaza, trở lại bàn đàm phán với Palestine. 

Nhóm bộ tứ Trung Đông (gồm: Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu - EU và Liên Hiệp Quốc), nhóm bộ tứ Munich (gồm: Pháp, Đức, Ai Cập và Jordan) và nhóm các nước Ả Rập đang có nhiều cố gắng nhằm đưa Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán. 

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden để đạt được một giải pháp công bằng và bền vững cho cuộc xung đột Palestine - Israel.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đang có nhiều cố gắng nhằm đưa Israel và Palestine trở lại đàm phán, nhưng con đường đến bàn thương lượng còn rất nhiều khó khăn. 

Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Israel vẫn chưa có lối thoát. Hai năm với bốn cuộc bầu cử, đến nay Israel vẫn chưa thành lập được một chính phủ ổn định và không loại trừ khả năng phải bầu cử lại lần thứ năm vào tháng 9 tới. 

Trong tình trạng vô chính phủ như vậy, không ai có thể quyết được những vấn đề hệ trọng trong đàm phán về một giải pháp với Palestine. Nếu một liên minh cầm quyền gồm các đảng cánh hữu thì tiến trình hòa bình lại rơi vào bế tắc.

Trong khi đó, nội bộ Palestine bị chia rẽ nghiêm trọng giữa phong trào Fatah và Hamas. Trên thực tế Palestine đang tồn tại hai chính quyền: một của Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây và một của Hamas ở Gaza. 

Fatah chủ trương giải quyết các vấn đề với Israel bằng đàm phán hòa bình, trong khi đó Hamas chủ trương đấu tranh vũ trang. 

Đến nay, các cuộc bầu cử dự định được tiến hành vào tháng 5-2021 phải hoãn lại vô thời hạn do cuộc xung đột hiện nay với Israel. Trong tình hình như vậy, không thể quyết được các vấn đề trong thương lượng với Israel.

Các nước Ả Rập thiếu đoàn kết, không có lập trường thống nhất. Một số nước đơn phương bình thường hóa quan hệ với Israel, bỏ qua sáng kiến hòa bình Ả Rập năm 2002 quy định việc bình thường hóa quan hệ với Israel chỉ được tiến hành sau khi đạt được giải pháp. 

Trong cuộc xung đột Israel - Palestine hiện nay, chưa có lãnh đạo nước Ả Rập nào liên hệ chia sẻ quan điểm với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Israel đã lợi dụng tình hình này để gây sức ép đối với Palestine.

Kể từ khi thành lập nhà nước Israel đến nay, hàng chục cuộc chiến tranh đã xảy ra nhưng không giải quyết được vấn đề gì. Con đường duy nhất để đem lại hòa bình, an ninh và ổn định cho Israel và Palestine là thương lượng.

Các cơ sở của giải pháp đã có sẵn. Đó là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, các thỏa thuận đã được ký kết giữa Israel và Palestine, đặc biệt là Hiệp định Oslo năm 1993. Vấn đề hiện nay là nếu hai bên có đầy đủ ý chí chính trị và thiện chí trở lại bàn đàm phán thì nhất định sẽ đạt được giải pháp.

Thương vong ở 2 phía gia tăng

Các quan chức y tế Palestine tại Dải Gaza cho biết các cuộc không kích của Israel nhắm vào Dải Gaza đã khiến 26 người Palestine thiệt mạng ngày 16-5, nâng tổng số người chết tại đây lên 174, trong số này có 47 trẻ em, theo Hãng tin Reuters.

Ở phía Israel, tổng cộng có 10 người đã thiệt mạng khi lực lượng Hamas phóng rocket ồ ạt từ Dải Gaza. Cùng ngày, quân đội Israel cho biết họ đã ném bom xuống nhà của ông Yahya Sinwar, thủ lĩnh chính trị của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Một tòa nhà hơn 10 tầng có văn phòng của Hãng tin AP, Đài Al Jazeera và một số cơ quan truyền thông nước ngoài khác cũng đã bị Israel không kích đánh sập hôm 15-5.

Quân đội Israel ngày 16-5 cho biết khoảng 2.900 rocket đã được phóng từ Dải Gaza về hướng Israel, trong đó có 450 rocket gặp sự cố rơi xuống Dải Gaza.

Ngày 16-5, Liên minh châu Âu (EU) cho biết các ngoại trưởng của khối này sẽ tổ chức cuộc thảo luận khẩn cấp qua video về tình hình xung đột leo thang giữa Israel và người Palestine vào ngày 18-5, trong đó có việc EU có thể đóng góp ra sao để chấm dứt tình trạng bạo lực hiện tại.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel hôm 15-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về tình trạng bạo lực ở Israel và Dải Gaza. Ngoài ra, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mahmud Abbas của Palestine kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã "nhấn mạnh sự cần thiết của việc Hamas dừng bắn rocket về phía Israel".

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên kế hoạch có cuộc gặp ngày 16-5 để thảo luận về cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa Israel và người Palestine trong vài năm qua.

BẢO ANH

Liên Hiệp Quốc: Xung đột Israel-Palestine có thể thành khủng hoảng 'không thể kiềm chế’

TTO - Ngày 16-5, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp về tình hình Trung Đông. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi cần "ngừng ngay lập tức" xung đột bạo lực "hoàn toàn kinh hoàng" giữa Israel và Palestine.

NGUYỄN QUANG KHAI (nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Đông)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar