12/04/2020 08:27 GMT+7

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi

VŨ TUẤN
VŨ TUẤN

TTO - Đoàn Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) vừa đăng tải những hình ảnh học sinh của trường vượt khó học online gây xúc động với nhiều người.

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 1.

Bạn Hoàng Thị Mỵ tranh thủ học online khi đang lên nương - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Cùng với những hình ảnh học sinh, Đoàn trường này chia sẻ: "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" là phương châm Bộ GD-ĐT nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh trong toàn quốc trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay. 

Ở nhiều nơi vùng sâu vùng xa, các bạn học sinh gặp muôn vàn khó khăn trong việc học trực tuyến khi mà không có thiết bị công nghệ cao, đường truyền kém, sóng chập chờn... Song, bằng tất cả niềm hăng say học tập, tinh thần vượt khó vươn lên, các em đã khắc phục mọi khó khăn để tìm đến cái chữ.

Đó là tự dựng lán trên đồi để có mạng 4G học, đạp xe gần 4km để học trên tấm bạt phủ đầy đất cát hay xuống thị trấn cách nhà 30km để thuê phòng trọ học...; rồi có những em vừa phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng, vừa tranh thủ học online...".

Và dưới đây là những tấm gương đầy nghị lực của các bạn học sinh Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc trong quá trình học trực tuyến tại nhà: 

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 2.

Sùng A Sì đã phải sang ngọn đồi kế bên nhà để bắt sóng 3G - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 3.

Lán để học online của một học sinh - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 4.

Bạn Vàng Thị Xa đang tranh thủ học bài - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 5.

Bạn Ly Giò Nu đang học bài - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 6.

Một góc căn nhà của bạn Ly Giò Nu - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 7.

Góc học tập của bạn Ly Giò Nu - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Xúc động hình ảnh vượt khó học online của học sinh miền núi - Ảnh 8.

​Bạn Hoàng Thị Mỵ - dân tộc Mông, học sinh lớp 11A4 Trường THPT Vùng cao Việt Bắc. Hiện bạn đang sinh sống tại xóm Bản Nà (xã Quảng Lâm, Bảo Lâm, Cao Bằng) - Ảnh: Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online chiều 11-4, chị Trần Thị Thanh Huệ - bí thư Đoàn Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - cho hay: "Đại đa số học sinh ở trường là con em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mỗi lớp có ba, bốn em hoàn cảnh rất đặc biệt, cá biệt có những lớp 10 em rất khó khăn trong quá trình học online. Trong đợt nghỉ vì dịch COVID-19, nhiều học sinh chưa thể liên lạc được vì nhà các em ở vùng không có sóng điện thoại".

Nghỉ phòng dịch nhưng các thầy, cô vẫn phải liên hệ với học sinh, thường xuyên động viên vì nhiều em có ý định nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình...

Chị Trần Thị Thanh Huệ - bí thư Đoàn Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc

Bà Lục Thúy Hằng - hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - cho hay nhà trường mới đảm bảo hơn 50% học sinh học trực tuyến vì phần lớn nhà các em ở quá xa. Những ngày nghỉ, các em phải đi làm nương giúp gia đình. 

Nhiều trường hợp không liên lạc được với học sinh, thầy cô giáo phải liên lạc với học sinh khác ở gần để đi tìm. Khi học sinh liên lạc được với thầy cô giáo thì thầy cô hướng dẫn để các em học bằng cách khác như xem lại video, chat với thầy cô để hỏi bài…Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường cũng hỗ trợ thẻ điện thoại để các em kết nối, theo dõi bài học.

"Học sinh của trường rất ngoan, biết được tin thầy cô gọi điện, về nhà là các em liên lạc lại ngay. Điều lo lắng nhất của nhà trường là nghỉ học dài quá, các em sẽ chán nản hoặc hoàn cảnh không theo học tiếp được, phải nghỉ học. Các thầy cô giáo phải giữ liên lạc thường xuyên với học sinh để động viên. Rất may đến hiện tại chưa có em nào nghỉ học" - cô Hằng nói.

Những hình ảnh nói trên do học sinh nhờ người thân chụp gởi về trường để tổng hợp tình hình học tập. 

VŨ TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar