14/04/2020 17:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xuất khẩu gỗ đóng băng khi 80% đơn hàng tạm dừng

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Khoảng 80% các đơn hàng xuất khẩu gỗ bị tạm dừng, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU đã đóng băng khiến có 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động đang kéo theo nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi ngành gỗ vì dịch COVID-19.

Xuất khẩu gỗ đóng băng khi 80% đơn hàng tạm dừng - Ảnh 1.

Do không có đơn hàng nên 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, đang kéo theo nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi ngành gỗ - Ảnh: T.QUỲNH

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn lo lắng như vậy khi trả lời báo chí về những tác động của dịch COVID-19 đối với ngành gỗ, đặc biệt là gỗ xuất khẩu.

Ông Tuấn cho biết qua khảo sát bước đầu ở 130 doanh nghiệp, bình quân mỗi doanh nghiệp trong quý 1-2020 đã bị thiệt hại về kinh tế khoảng 25 tỉ đồng, tổng thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp đến nay ước lên đến khoảng 3.000 - 5.000 tỉ đồng.

* Xin ông cho biết những khó khăn với ngành gỗ hiện nay?

- Đến tháng 4, khoảng 80% các đơn hàng bị tạm dừng và chưa tìm được đơn hàng mới. Các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ (chiếm 51%), EU (khoảng 39%) cũng đã đóng băng, Nhật Bản chiếm 12%, Hàn Quốc 7% chỉ còn những đơn hàng lác đác.

Còn thị trường Trung Quốc chiếm 8%, trong đó 90% là sản phẩm dăm gỗ. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường Trung Quốc mới bắt đầu phục hồi, nhưng cũng cần một thời gian nữa mới có thể bình thường.

Đối với thị trường trong nước, hiện nay có sản phẩm của các làng nghề truyền thống có đến 70-80% sản phẩm không tiêu thụ được, phải tạm dừng hoạt động sản xuất. Các sản phẩm chế biến cao cấp cho các công trình lớn (khách sạn, công sở) giảm 90% doanh thu so với cùng kỳ.

Sản xuất, tiêu thụ đình trệ, ảnh hưởng đến chuỗi, cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu, đặc biệt cả những người trồng rừng. Chúng tôi nắm tình hình một số địa phương, người trồng rừng đã kêu khó khăn vì gỗ không có người mua.

Tình hình sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có thể nói là ngừng trệ, do không có đơn hàng nên 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, đang kéo theo nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi ngành gỗ.

Xuất khẩu gỗ đóng băng khi 80% đơn hàng tạm dừng - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn - Ảnh: V.GIANG

* Bộ NN&PTNT đã có giải pháp gì để hỗ trợ ngành gỗ vượt giai đoạn khó khăn này, thưa thứ trưởng?

- Dịch COVID-19 đã khiến các mối quan hệ của chuỗi cung ứng, sản xuất đứt gãy. Nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng quốc tế thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn.

Khó khăn này không chỉ của ngành gỗ mà là khó khăn chung, do đó Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ hai giải pháp trước mắt. 

Theo đó, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ đồng ý cho kéo dài 5 tháng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chậm nộp các loại thuế, chậm nộp 5 tháng với tiền thuê đất đợt 1. Riêng gói hỗ trợ này, tạm thời cho phép các doanh nghiệp đình hoãn nộp khoảng 180.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất. 

Bên cạnh đó, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có gói tín dụng khoảng 285.000 tỉ đồng cho việc giãn, hoãn nợ cũ, áp dụng các cơ chế cho vay có điều kiện đảm bảo thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp, với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp... 

Vừa qua, với việc Chính phủ tiếp tục có gói hỗ trợ lên tới 62.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho người lao động do tác động của dịch COVID-19. Đây cũng sẽ là gói hỗ trợ nhằm giúp người lao động hoạt động trong ngành gỗ giảm bớt khó khăn do phải nghỉ việc, giãn việc... 

Bộ NN&PTNT cũng đã có văn bản đề nghị các hiệp hội, các doanh nghiệp trong ngành gỗ cần năng động, sáng tạo trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo đó, không quá bi quan, cố gắng có các giải pháp nhằm duy trì hoạt động bằng việc tìm những thị trường mới, hướng vào thị trường nội địa... nhằm cố gắng duy trì sản xuất.

Bộ NN&PTNT cũng giao cho Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay, không được kéo dài, nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ.

Ai sẽ được thụ hưởng từ gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng?

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký nghị quyết về gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Vậy ai sẽ là những người thụ hưởng từ gói này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Theo báo New York Times, sau thỏa thuận đạt được ở Thụy Sĩ, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ chỉ còn 30%. Trong khi đó mức thuế được Bắc Kinh áp với hàng Mỹ là 10%.

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Xoài Úc ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vốn là sản vật địa phương giúp người dân phát triển kinh tế, nay đã vào mùa nhưng rớt giá mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu.

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Ngày 11-5, Mỹ thông báo tạm ngừng nhập khẩu ngựa và bò rừng sống của Mexico do lo ngại về loài giòi ăn thịt từng khiến ngành chăn nuôi Mỹ lao đao và mất 30 năm để phục hồi.

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp, luật sư đều nêu rõ nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar