18/09/2015 14:30 GMT+7

​Xuất hiện chủ sở hữu, vàng nhặt trong rác phân xử thế nào?

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Vụ nữ công nhân nhặt được 5 lượng vàng khi phân loại rác ở Cà Mau đặt ra nhiều vấn đề pháp lý bởi sau hơn một năm thông báo thì chủ nhân mới đến nhận lại.

Ảnh chị Ngân trưng ra làm bằng chứng là chủ sở hữu số trang sức bị thất lạc

Cách đây hơn một năm, ngày 4-8-2014 trong khi phân loại rác, bà Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) nhặt được một cái bóp có chứa nhiều vòng đeo tai, nhẫn, dây chuyền… tổng cộng gần 5 lượng vàng. 

Mới đây, bà Nguyễn Thị Bích Ngân (31 tuổi, phường 8, TP Cà Mau) đã đến cơ quan công an xin và Công an Cà Mau xác định số vàng trên là của bà Ngân. 

Bà Ngân đồng ý “hỗ trợ” cho bà Mai 10 triệu đồng nhưng bà Mai không đồng ý mà cho rằng theo luật “vàng đó phải thuộc về tôi".

Trước diễn biến này, Công an TP Cà Mau cho biết hướng giải quyết vụ việc là chuyển qua tòa án.

Về vấn đề này, luật gia Nguyễn Thanh Lương (Hội Luật gia quận 2, TP. HCM) cho biết vì 5 lượng vàng đang có tranh chấp nên tòa án có thẩm quyền sẽ xác định xem có phải đó là số vàng của bà Nguyễn Thị Bích Ngân đã bị đánh mất hay không.

Bà Ngân phải có nghĩa vụ chứng minh số vàng trên thuộc quyền sở hữu của mình trước khi bị mất.

Tuy nhiên, luật gia Lương cho biết bà Mai đã nhặt được số vàng cách đây hơn một năm.

Theo khoản 2, điều 241 BLDS xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi thì sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì sẽ áp dụng theo Khoản 2, Điều 241 để giải  quyết.

Cụ thể, điều 241 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau: sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được.

Nếu vật có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu. Phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

Như vậy, theo luật gia Nguyễn Thanh Lương, căn cứ Khoản 6, Điều 170 BLDS thì bà Mai đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là số vàng này.

Ngược lại, căn cứ Khoản 6, Điều 171 BLDS còn xác định việc chấm dứt quyền sở hữu đối với bà Ngân.

Tuy nhiên, điều ổn thỏa hơn hết là hai bên cần thương lượng hòa giải theo truyền thống tập tục (ngoại trừ phần giá trị còn lại của Nhà nước).

Công an phải cho bà Mai sở hữu một phần số vàng nhặt được

Sau khi nhặt được gói vàng, bà Mai đã làm đúng quy định của pháp luật là báo cho cơ quan công an để thông báo tìm chủ tài sản.

Việc bà Ngân đến nhận là chủ sở hữu gói vàng, dù có đủ chứng cứ chứng minh cũng không được công nhận quyền sở hữu gói vàng đó nữa bởi đã hết thời hạn nhận lại tài sản theo quy định là trong vòng một năm kể từ ngày thông báo.

Trong trường hợp này, cơ quan công an cần thực hiện đúng quy định của điều 241 Bộ luật dân sự, giao phần tài sản mà bà Mai được hưởng cho bà, phần còn lại sung công quỹ nhà nước đúng như quy định.

Nếu căn cứ mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định hiện nay là 1.150.000 đồng thì 10 tháng là hơn 11,1 triệu đồng.

Gói vàng là trang sức gần 5 lượng nên ước tính giá trị cũng hơn 100 triệu đồng. Bà Mai có thể được hưởng 11,1 triệu đồng cùng với 50% của phần vượt quá 11,1 triệu đó, phần còn lại thuộc về Nhà nước.

Cơ quan công an cần giao tài sản, xác lập quyền sở hữu cho bà Mai. Còn việc bà Ngân cho rằng mình là chủ sở hữu tài sản thì có quyền nộp đơn đến tòa để khởi kiện vụ án.

Có thể có người cho rằng về mặt đạo lý khi nhặt được tài sản thì nên trả cho người đánh mất nhưng ở trường hợp này đã có pháp luật quy định.

Bà Mai cũng không có thẩm quyền và khả năng để đánh giá tài sản đó có đúng là của bà Ngân hay không nên việc bà Mai đòi quyền của mình đối với sở hữu gói vàng là chính đáng và được pháp luật công nhận.

Luật sư ĐINH VĂN THẢO, Đoàn luật sư TP.HCM

Biên bản trình báo việc mất tài sản của bà Ngân cách đây hơn một năm
TÂM LỤA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Dù đã bị cơ quan chức năng xử lý nhưng dãy quán nhậu ven sông Hàn vẫn tái phạm, mở nhạc ồn ào.

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: Tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Liên quan vụ cán bộ công an phường bị tố tát dân tại phường Dương Nội (quận Hà Đông), giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã chỉ đạo khẩn trương xác minh.

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: Tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Cựu tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bình Dương, cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh liên tục kêu oan trong vòng 7 năm kể từ khi bị khởi tố, tới nay bất ngờ bị thay đổi tội danh và đình chỉ điều tra bị can.

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app

Mã Quốc Tuấn và Phạm Thu Hồng bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 136 khách hàng qua ứng dụng HD SAISON. Đáng chú ý, cả hai đã nhận tiền từ công ty nhưng chỉ giao cho khách 25%, còn lại để chiếm đoạt.

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

Một loạt vụ án nghiêm trọng liên quan tới hàng giả, gian lận thương mại được đánh giá là lớn và điển hình gần đây đã được khởi tố.

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

Cần có cơ chế đặc thù để xử lý tài sản chưa hoàn thiện pháp lý

Đó là ý kiến của TS luật sư Phan Trung Hoài tại hội thảo góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, chủ đề Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế do báo Pháp luật TP.HCM tổ chức, sáng 14-5.

Cần có cơ chế đặc thù để xử lý tài sản chưa hoàn thiện pháp lý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar