24/05/2024 08:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xử lý hành vi vẽ bậy, bôi bẩn: Chưa đủ mạnh tay

Ít ngày trước, trên một trang mạng cộng đồng trực tuyến bằng tiếng Anh có người đặt câu hỏi: 'Vì sao Sài Gòn có nhiều hình vẽ bậy graffiti?'. Kèm với đó là những bình luận của du khách bàn về chuyện hình vẽ ở đường phố TP.HCM.

Người nước ngoài có nick là Mate vẽ bậy trên bức vách của một công trình xây dựng ở khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Người nước ngoài có nick là Mate vẽ bậy trên bức vách của một công trình xây dựng ở khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Tài khoản này nhận xét thêm nội thành TP.HCM bây giờ có rất nhiều hình vẽ bậy... 

Biện pháp ngăn chặn, mạnh tay hơn trước tình trạng người nước ngoài lén lút xịt sơn bôi bẩn, phá hoại ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cảm nhận của khách du lịch.

Đừng làm hỏng cảnh quan đô thị của chúng tôi!

Một tài khoản khác giải thích rằng phần lớn trong số các hình vẽ bậy trên tường tại đây là do người nước ngoài, đặc biệt là những người châu Âu. Một tài khoản nữa quả quyết rằng chính mình nhìn thấy một nhóm thanh thiếu niên người nước ngoài đang vẽ bậy trên tường ngoài phố. Những người này làm và khoe khoang trên mạng xã hội...

Từ thông tin để lại trên trang mạng này có thể thấy: từng có những người nước ngoài quan tâm đến graffiti ở Việt Nam, mong muốn tìm nơi vẽ graffiti như câu hỏi của một người vào hai năm trước. Có những tài khoản (có lẽ là người Việt) liền nhắc nhở phải xin phép chủ sở hữu nhà trước khi vẽ và cảnh báo ngay: "Tránh xa tàu điện của chúng tôi".

Nhưng đáng chú ý là một lời lẽ mạnh mẽ: "Xin đừng làm hỏng khung cảnh đô thị của chúng tôi, hình vẽ bậy trên tường thật sự là rác".

Ở đó, có người nước ngoài đặt câu hỏi về luật pháp về graffiti ở Việt Nam. Một thành viên người nước ngoài cho biết rất ngạc nhiên về sự phổ biến của graffiti và sự phong phú của sản phẩm sơn được bày bán. Người này có lưu ý thêm, vẽ tranh trên tài sản cá nhân và không được phép là bất hợp pháp...

Du khách đi du lịch phải tìm hiểu trước về văn hóa, luật pháp của nước khác để tránh vi phạm, rắc rối cho bản thân. Như qua các trang mạng diễn đàn này, không thể nói người nước ngoài quan tâm chuyện vẽ graffiti không biết luật mà chỉ là cố tình.

Graffiti rất dễ gây tranh cãi, không phải là chuyện đẹp hay không đẹp về hình ảnh tạo ra mà về cách ứng xử nơi công cộng, với tài sản riêng của người khác. Vì một số người thích thể hiện sở thích, cá tính của bản thân mà gây phiền cho cộng đồng, người xung quanh.

Lâu nay người châu Á, trong đó có người Việt thỉnh thoảng gây tranh cãi vì hành vi tiện tay "để lại bút tích" gồm tên tuổi, ngày tháng... trên các công trình, điểm du lịch khi đi du lịch nước ngoài. Điều này người phương Tây hay ví von hài hước là giống hành động của Tôn Ngộ Không bước ra từ trang truyện Tây du ký. Thói quen xấu này từ ý thức của một bộ phận người đi du lịch đến từ nhiều nước.

Nhưng không nền văn hóa nào ngày nay chấp nhận hành vi lén lút, liều lĩnh ghi lại dấu tích bằng hình vẽ xấu xí nguy hại, vấy bẩn phố phường, phá hoại công trình công cộng của nước khác.

Phố phường của chúng ta không phải là điểm đến cho mục đích vẽ bậy, vô ý thức của một bộ phận du khách nước ngoài trong khi phố phường bị xấu đi trong mắt những du khách nghiêm túc, văn minh khác.

Không thể im lặng và du di

Mới đây báo Tuổi Trẻ thông tin việc mặt tiền đường Lê Lợi (TP.HCM) bị vẽ bậy, phun sơn. Người dân đã cung cấp clip bằng chứng về nhóm người nước ngoài là tác giả. Đã có nhiều vụ vẽ bậy được xác định do người nước ngoài thực hiện trước đó. Ngày 30-4-2023, đoàn tàu thuộc tuyến metro số 1 từng bị bôi bẩn bằng hình vẽ graffiti.

Tháng 7-2022, cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2) cũng bị sơn nhiều hình. Cơ quan chức năng sau đó phải dùng nhiều loại dung môi mới có thể xóa sạch. Năm 2018, trong lúc tuần tra trên đường Bùi Viện, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự địa phương phát hiện nam du khách nước ngoài đang vẽ nhiều hình ảnh bằng sơn lên tường của một nhà dân.

Bên trong điện thoại nam du khách có rất nhiều hình ảnh được vẽ bậy lên tường và chụp lại ở nhiều địa điểm khác. Công an phường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM xử phạt với số tiền 1,5 triệu đồng.

Tình trạng sơn xịt vẽ tranh lên tường cũng từng xuất hiện tại nhiều tỉnh thành khác. Việc xóa bỏ hình vẽ mất công và tốn kém. Trong khi đó việc bắt quả tang và xử lý ngay không dễ. Công an TP.HCM đã xác định "thủ phạm" vẽ bậy lên đoàn tàu metro số 1 là hai người nước ngoài, có biết tên họ, quốc tịch nhưng người này đã xuất cảnh trước đó. Và vụ việc mới xảy ra dù có hình ảnh vẫn chưa thấy xử lý được.

Để đối phó với việc bôi bẩn bằng graffiti, bên cạnh camera an ninh, sự tuần tra, kiểm tra thường xuyên của lực lượng chức năng còn cần sự tích cực, trách nhiệm chung của những "camera chạy bằng cơm" - là tai mắt của người dân.

Nhưng, thiết nghĩ tuyên truyền cảnh báo, nhắc nhở người nước ngoài đến Việt Nam về graffiti với tình trạng đang xảy ra cũng rất quan trọng. Đặc biệt phải xử lý mạnh tay, đến nơi đến chốn những người vi phạm.

Vẽ bậy, phun sơn không chỉ đường Lê Lợi mà còn khắp đường Pasteur, Nguyễn Huệ, Lý Tự Trọng...

Ngoài mặt tiền đường Lê lợi, hàng loạt nhà ở, cửa hàng, công trình công cộng tại quận 1, TP.HCM đang bị hình vẽ bậy tấn công, mất mỹ quan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

P.T.K.Hoa "chém gió" đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lừa được 2,9 tỉ đồng, Hoa mang đi trả nợ và tiêu xài.

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Lực lượng cảnh sát giao thông đang xác minh clip xe cứu thương va chạm xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não.

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng tôi - một họa sĩ quê gốc miền Trung xa xôi đã 'mang' tác phẩm mỹ thuật là tranh hội họa hay biếm họa hài hước đến gần với nhiều người.

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Ông Phan Văn Bình, nguyên trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa sau khi thành lập thành phố Đà Nẵng mới.

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Từ quả trứng ngỗng tình cờ nở ra trên chiếc xe điện cũ kỹ, chú ngỗng Dona đã trở thành người bạn đồng hành cùng anh Tý. Hơn 1 năm ròng rã, đôi bạn này đã đi khắp chiều dài đất nước.

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?

Quảng Trị và Quảng Bình đã chính thức sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị đã ký quyết định bổ nhiệm các giám đốc Sở của tỉnh mới.

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar