22/12/2015 09:18 GMT+7

Xử lưu động đã hoàn thành nhiệm vụ

THU AN
THU AN

TT - “Có nên xét xử lưu động?” là vấn đề được bàn luận sôi nổi mấy ngày qua, sau sự kiện TAND tỉnh Bình Phước đưa ra xét xử lưu động vụ thảm sát sáu người trong một gia đình.

Hàng ngàn người đến theo dõi phiên tòa lưu động vụ thảm sát tại Bình Phước ngày 17-12

Cho đến giờ, vẫn chưa thật sự ngã ngũ giữa hai luồng ý kiến “cần giữ” hay “nên bỏ”. 

Tuy nhiên, có một điều ai cũng thấy là xã hội thật sự quan tâm câu chuyện xét xử lưu động mà ngành tòa án đã áp dụng lâu nay.

Phía nói “cần thiết giữ” cho rằng xét xử lưu động góp phần răn đe tội phạm và tuyên truyền pháp luật, trang bị cho người dân kiến thức pháp luật cần thiết.

Bên cho rằng “nên bỏ” viện dẫn pháp luật nước ta không quy định về xét xử lưu động.

Nêu thực tế ở một số nước tiên tiến tòa án không phải là cơ quan tuyên truyền pháp luật, mà nhiệm vụ của tòa án là ra bản án đúng người đúng tội để người ta tin vào công lý. Và cho rằng hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật của việc xét xử lưu động là chưa rõ.

Những ý kiến ủng hộ “nên bỏ” đều băn khoăn những hệ lụy của phiên tòa lưu động. Đó là việc chồng thêm lên án tòa một bản án của dư luận, không chỉ với bị cáo mà còn với người thân bị cáo (những người không phạm tội).

Đặc biệt, phiên tòa lưu động không chỉ tạo áp lực cho bị cáo, người thân bị cáo mà còn tạo áp lực cho cả hội đồng xét xử, có thể ảnh hưởng đến việc khách quan trong quá trình xét xử.

Các hệ lụy kéo theo còn là tốn kém nhiều chi phí, nhân lực; nơi xét xử không trang nghiêm như ở trụ sở tòa án; nhiều người đến dự vì tò mò hơn là để tìm hiểu các quy định của pháp luật; có thể bị phản tác dụng bởi cáo trạng, lời khai, bản án nêu quá tỉ mỉ, chi tiết hành vi phạm tội...

Có người đặt câu hỏi vì sao vụ án này cần đưa ra xét xử lưu động để răn đe, tuyên truyền, mà vụ kia (cũng là vụ án có tính chất nghiêm trọng) lại không đưa ra xét xử lưu động?

Vì sao thời gian qua đa số vụ xét xử lưu động là án hình sự mà không phải là án tham nhũng? Loại nào cần răn đe, tuyên truyền pháp luật hơn?...

Thật ra, phía nói “cần giữ” phiên tòa lưu động cũng có những băn khoăn, như cho rằng tại phiên tòa lưu động nên giản lược việc mô tả tội ác để tránh phản tác dụng; có ý kiến thừa nhận phiên tòa lưu động cũng có mặt tiêu cực, tuy nhiên mặt tích cực vẫn lớn hơn.

Ý kiến khác đề nghị nên có sự nghiên cứu, đánh giá trước khi quyết định giữ hay bỏ.

Có thể phải cần thêm những cuộc nghiên cứu, đánh giá. Nhưng không phải vì vậy mà các cơ quan chức năng có thể chậm chân hơn nữa trong việc đưa ra giải pháp cho vấn đề xét xử lưu động này, khi cuộc sống đang bức bách đặt ra.

Mục đích răn đe tội phạm và tuyên truyền pháp luật của ngành tòa án là đáng ghi nhận. Có lẽ ở một thời điểm nào đó, phiên tòa lưu động là cần thiết.

Còn ở thời điểm hiện nay, khi mà Nhà nước đã có rất nhiều công cụ, phương tiện để tuyên truyền, giáo dục pháp luật; khi mà công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, các phương tiện thông tin, truyền thông đã rất đa dạng và lan truyền với tốc độ cực nhanh; thì trách nhiệm tuyên truyền pháp luật nên giải giao cho các cơ quan, tổ chức khác, để tòa án chỉ là nơi tập trung làm nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. 

Và như vậy, có lẽ các phiên tòa lưu động đã hoàn thành nhiệm vụ.

THU AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar