04/12/2024 11:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng

Tháng 11 hằng năm, đàn chim di cư về tránh rét ở rừng đặc dụng Rú Lịnh (Quảng Trị) liền trở thành mồi ngon cho 'thợ săn'. Bẫy chim giăng la liệt dưới tán rừng, biến nơi đây thành 'nấm mồ' của đàn chim.

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 1.

Một chú chim di cư giãy giụa, chết sau ít phút dính bẫy - Ảnh: HOÀNG TÁO

Rừng đặc dụng Rú Lịnh rộng gần 100ha thuộc 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Linh), là cánh rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Trong rừng có nhiều cây to hơn một người ôm, tán rừng rậm rạp trở thành nơi chim di cư tránh rét nhiều năm qua.

Những chú chim di cư không có đường về

Từ tháng 11 đến tháng 3, đàn chim di cư về rừng đặc dụng Rú Lịnh để tránh rét cũng là thời điểm người dân quanh Rú Lịnh vào rừng bắn, bẫy chim.

Từ bìa rừng vào khoảng 50m, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã tận mắt thấy bẫy chim di cư dưới tán rừng Rú Lịnh.

Bẫy chim làm từ thanh tre vót nhỏ bằng chiếc đũa, một đầu nhọn cắm sâu xuống đất, phía trên cột sợi dây cỡ 30cm và lưỡi câu cá. Mồi câu là giun đất. Quanh chỗ cắm bẫy được "thợ câu" quét sạch lá rừng để chim dễ thấy mồi. Một vùng rộng khoảng chục mét vuông cắm hàng loạt bẫy san sát nhau.

Càng đi sâu vào rừng, bẫy chim càng la liệt, cắm san sát nhau. Chúng tôi gặp một chú chim vừa dính bẫy, nhưng chưa kịp trở tay thì chú chim đã chết sau ít phút vung cánh tìm cách thoát thân.

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 2.

Những chú chim di cư nhỏ được rao bán với giá 25.000 đồng/con - Ảnh: HOÀNG TÁO

Đàn chim di cư này được người địa phương gọi là chim troọc, nhỏ cỡ 3 ngón tay, màu lông vàng và đen, hay tìm ăn giun dế dưới mặt đất. Mỗi con chim được làm sạch lông, nội tạng bán giá 25.000 đồng. Thời điểm chim nhiều, có "thợ săn" mỗi ngày săn được 70 - 80 con, thu nhập hàng triệu đồng. Ngoài bán trực tiếp, người dân còn cấp đông và chuyển đi xa khi có yêu cầu. Việc săn và bán chim diễn ra công khai ở giữa thôn và trên mạng xã hội.

Nhiều năm về trước, người dân còn bẫy được chim di cư có mang vòng ở chân với dòng chữ "Japan". Do nạn săn chim diễn ra công khai và rầm rộ nên nhiều người ví "đàn chim cảm tử, ra đi không có đường về".

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 3.

Bẫy chim cắm la liệt dưới tán rừng đặc dụng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Chỉ tuyên truyền, bảo vệ chung chung

Ông Đào Văn Phi - hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Vĩnh Linh - cho hay về mặt luật pháp, rừng đặc dụng cấm hoàn toàn việc tác động nên bẫy bắt chim trong rừng Rú Lịnh là không được phép. Ông Phi thừa nhận có hiện tượng bẫy bắt chim di cư trong rừng Rú Lịnh.

Tương tự, kiểm lâm viên phụ trách địa bàn cũng thừa nhận nạn bẫy bắt chim di cư trong rừng đặc dụng Rú Lịnh diễn ra nhiều năm qua, và mua bán công khai giữa thôn và trên mạng xã hội.

Vị này cho hay trong năm 2023 có tham mưu xã Vĩnh Hòa và Hiền Thành bảo vệ chim di cư nhưng chỉ đề cập chung. Còn năm 2024, vì là đầu mùa chim di cư về nên chưa ban hành văn bản.

"Cuối tháng 10-2024, Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng xã Hiền Thành họp và tôi có nói về chim di cư, có đề cập đến trong nhiều nội dung cuộc họp", vị này cho hay. Trên thực tế, chưa thấy có việc tuần tra, tháo gỡ bẫy hay tuyên truyền, vận động dù kiểm lâm biết có nạn bẫy bắn chim.

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 4.

Người dân bẫy, làm sạch và bán chim công khai giữa thôn xóm - Ảnh: HOÀNG TÁO

Trong khi đó, ông Lê Đức Kiêm - chủ tịch xã Hiền Thành - cho hay có thấy người dân chở dụng cụ bẫy bắt chim đi dọc đường nhưng không rõ đi vùng nào. Dù việc mua bán chim diễn ra công khai nhưng chủ tịch xã lại khẳng định người dân xã không bán sản phẩm chim di cư, động vật hoang dã, và chim có thể được người dân săn bắn, mua bán từ nơi khác về.

"Chúng tôi quán triệt anh em rừng tự nhiên rất quý, để chim di cư về trú ngụ, đất lành chim đậu, tuyên truyền bà con các thôn không bẫy chim di cư", ông Kiêm nói. Dù thế, năm 2023 xã Hiền Thành cũng chỉ ban hành văn bản gửi về để các thôn tuyên truyền. Ông Kiêm cung cấp thêm công chức xã không có thời gian, không được cấp kinh phí nên không thể tổ chức tuần tra, kiểm soát.

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 6.

Không chỉ chim di cư, rừng đặc dụng Rú Lịnh còn tràn ngập rác thải sinh hoạt do người dân mang vào. Cánh rừng được cho thuê làm du lịch sinh thái nhưng việc bảo vệ chưa được quan tâm đúng mức - Ảnh: HOÀNG TÁO

Xót xa chim di cư bị hạ sát giữa rừng đặc dụng - Ảnh 7.

Đây là cánh rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng đồng bằng Quảng Trị - Ảnh: HOÀNG TÁO

Từ năm 2016, rừng Rú Lịnh được UBND 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa cho Công ty TNHH thương mại dịch vụ Sông Hiền CNF thuê làm dự án du lịch. 8 năm qua, dự án vẫn án binh bất động và chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, chim di cư vẫn bị tận diệt hằng năm.

Mạng xã hội tiếp tay săn bắt chim di cư, động vật hoang dã

Ngày 12-9 vừa qua, Phòng cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) bắt giữ một người ở huyện Lục Nam về hành vi tàng trữ một cá thể hổ nặng khoảng 250kg được xếp vào danh mục động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Theo quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (mới) và các phó chủ tịch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa và 2 phường Nha Trang, Phan Rang.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai mới gồm chủ tịch và 4 phó chủ tịch, 1 chánh văn phòng, 12 giám đốc và 1 phó giám đốc phụ trách, 2 trưởng ban.

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Ngày đầu tiên sau khi sáp nhập, các xã, phường TP.HCM khu vực Bình Dương cũ (gồm 36 xã, phường) đã 'vào việc ngay', tổ chức kỳ họp để thành lập các cơ quan chuyên môn, kiện toàn nhân sự.

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Danh sách các bí thư và chủ tịch xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ.

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?

Những ngày qua, trong các cuộc khảo sát, làm việc với chính quyền 2 cấp ở TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Văn Được liên tục nhắc đến thủ tục hành chính phi địa giới. Thủ tục hành chính phi địa giới là gì?

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?

Xe chở gỗ lật đè chết thiếu niên: 2 người đi đường khác thoát chết trong gang tấc

Chiếc xe chở gỗ lật ngang đè chết một thiếu niên đang đi bộ trên quốc lộ 1, hai người đi đường khác thoát chết trong gang tấc.

Xe chở gỗ lật đè chết thiếu niên: 2 người đi đường khác thoát chết trong gang tấc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar