24/11/2013 07:09 GMT+7

Xóm núi xa ấm tình người Việt

LÊ NAM - THANH TUẤN (từ Moalboal)
LÊ NAM - THANH TUẤN (từ Moalboal)

TT - Vượt quãng đường núi non ngoằn ngoèo của dãy Carcar, sau hơn ba giờ đi xe từ Cebu, đoàn cứu trợ của báo Tuổi Trẻ đã đến được Moalboal để cứu trợ cho nhóm 23 người Việt lánh nạn từ Tacloban (Philippines).

Phóng to
Đại diện báo Tuổi Trẻ trao quà cho chị Nguyễn Kim Phụng, người đang sống ở khu ổ chuột thành phố Mandaue, Philippines - Ảnh: Thanh Tuấn

Nhóm người Việt từng rời khỏi Tacloban (Philippines) hiện đang sống tựa vào nhau tại vùng núi non thưa người này. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã có mặt tại đây để chuyển tình thương, gạo, tiền đóng góp của đồng bào trong nước gửi sang giúp người gặp nạn.

Đã nghèo còn mắc khổ

Sau khi bị bão đánh tan tác ở Tacloban, những người Việt lần mò tìm được đường ra thành phố Ormoc. Nhưng nơi đó cũng không phải điểm an toàn: họ lại nghe thông tin về nhóm cướp và lực lượng nổi dậy cũng tìm đến nên phải chia nhau tản mát ra ở Sogod, Cebu, Catbalogan và một số khu vực nữa.

May mắn là đại diện của sứ quán VN từ Manila đến kịp lúc. Ông Huỳnh Ngọc Sang, 41 tuổi, sống ở Tacloban sáu năm nay, kể lại: “Sau khi sứ quán đề nghị về sống tập trung một nơi cho tiện việc làm giấy tờ, chúng tôi đã cùng về ở nhà đây (tức Moalboal)”. Ông Sang nhớ như in cảnh khổ ải của những ngày tan tác sau bão, lắm khi đứng đợi cả 7-8 giờ chỉ để mua vài ký gạo hay một lít dầu vì tình hình hàng hóa khan hiếm.

Hầu hết người Việt sinh sống làm ăn ở các địa phương như Tacloban đều làm nghề bán trả góp các mặt hàng như quần áo, giày dép cho dân địa phương. “Giờ thì anh em chúng tôi mất hết sổ sách. Thật ra sổ sách mà có còn thì người mua hàng còn mắc nợ có khi cũng chết hết rồi. Nếu còn sống thì họ cũng không có tiền để trả mình lúc này” - ông Sang buồn rầu.

Vợ ông Sang, bà Nguyễn Thị Liệu, mới sang Philippines được sáu tháng đã gặp ngay cảnh khó. “Mấy hôm lội nước, bùn sình, xác chết... ở Tacloban, các khớp chân tay của tôi sưng lên và càng ngày càng nhức”, bà Liệu khẳng định trước giờ chưa mắc phải chứng bệnh này, nên “rất mong được về nhà để khám”.

Lá rách đùm lá nát

Khu nhà mà nhóm người Việt đang tạm trú, tám chị em phụ nữ và trẻ con ở cùng với nhà ông Trần Văn Mẫn và chị Lương Thị Phấn, người đang cưu mang họ; 15 đàn ông còn lại sống ở căn phòng chỉ nhỉnh hơn 4m2 gần đó. Tại nhà chị Phấn, dưới chiếc bàn gỗ lớn là hàng chục chiếc balô - những tài sản cuối cùng của cả nhóm. “Chúng tôi chạy bão chỉ có mỗi bộ đồ trên người, chẳng ai mang được gì. Tài sản của chúng tôi giờ mất hết” - ông Nguyễn Hùng, một trong những người VN đầu tiên đến sống ở Tacloban cách đây 13 năm, vừa kể vừa xòe đôi bàn tay.

Ở nơi xa xôi, gặp đồng hương đã quý. Trong cảnh khốn cùng, cánh tay đồng hương chìa ra lại càng khiến người đón nhận được ấm lòng. Bà chủ nhà tốt bụng Lương Thị Phấn kể rành mạch: “Ngay khi có tin bão đánh mạnh, chúng tôi đã liên lạc bằng điện thoại với các bạn ở Tacloban để nắm tình hình. Ông xã tôi ngay sau đó đã đi Tacloban để đón đồng hương của mình ngay trong ngày đầu tiên có chuyến phà nối Tacloban. Mấy ngày sau khi liên lạc được 23 người, cả nhóm đã tìm đường về nhà tôi”.

Cộng đồng người Việt ở đây đã nộp thông tin cá nhân và bản photo hộ chiếu cho sứ quán VN. Nguồn tin sứ quán nói hiện các cán bộ ngoại giao VN đang làm thủ tục để xin phía Philippines miễn phạt cho những người Việt bị nạn này để họ có thể về nước. Về thủ tục, quá trình này có thể kéo dài vài tuần trước khi cộng đồng người Việt có thể về nước.

Thấu hiểu tình cảnh của những Việt kiều này, một doanh nhân người Philippines đi cùng chúng tôi cho biết sẵn sàng tiếp nhận những người Việt làm việc cho hai nhà hàng của cô ở Manila hoặc giới thiệu bạn để giúp nhóm Việt kiều. “Cảm ơn chị, chúng tôi giờ chỉ mong được về nhà, người thân ở nhà đang mong ngóng. Chúng tôi đếm từng ngày để được đoàn tụ với gia đình” - ông Huỳnh Ngọc Sang, đại diện cho nhóm đang tá túc tại Moalboal, nói.

Ngay cả việc về nhà cũng là thử thách cho những người như ông Sang vì ông còn phải nuôi hai con, một đang học đại học, một học cấp III ở VN. “Ở đây làm việc còn gửi được chút tiền về nhà nhưng giờ ở lại thì cũng không làm được gì” - ông lo âu.

Họ chưa biết tương lai sẽ đón chờ mình như thế nào nhưng trong hoàn cảnh này, chút quà từ VN thật quý. “Chúng tôi rất cảm ơn những Việt có lòng hảo tâm đã giúp đỡ, cảm ơn báo Tuổi Trẻ - ông Sang nói - Cảm ơn những người Việt ở quê hương đã kết nối với những người gặp hoạn nạn như chúng tôi. Chúng tôi cũng rất cảm ơn Đại sứ quán VN”.

Giúp chị Nguyễn Kim Phụng

Thay mặt bạn đọc báo Tuổi Trẻ, đoàn cứu trợ đã trao tặng 23 người Việt 100kg gạo, 20.000 peso và 3.200 USD. Trước đó, đoàn cũng đã tìm gặp chị Nguyễn Kim Phụng, hiện đang sống tạm bợ sau bão, để hỗ trợ một phần quà gồm sữa, bánh kẹo và 400 USD chi phí đi lại, lưu lại trong những ngày làm thủ tục tại Manila chuẩn bị về VN. Đoàn cứu trợ đã cùng chị Phụng đến văn phòng nhập cư tại địa phương để đóng tiền thuế nhập cư từ năm 2010 đến nay (hơn 40 triệu đồng) và đặt mua vé máy bay đưa ba mẹ con chị Phụng về VN.

Tuy nhiên, nhân viên phòng nhập cư không thể xác nhận chính xác thời gian chị Phụng cư ngụ tại Philippines, do trước đó căn nhà lụp xụp trong khu ổ chuột của chị Phụng đã bị cháy năm 2007 và đến trận động đất tháng 10-2013 bị sụp hoàn toàn. Cuốn hộ chiếu cũ cũng bị cháy nên không còn bất cứ thông tin gì. Vì vậy chị Phụng buộc phải đến Manila để đóng lại dấu nhập cảnh và đóng tiền thuế nhập cư trước khi về nước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Đại sứ quán VN cho biết sẽ ghi nhận tình trạng của chị Phụng và tìm cách hỗ trợ khi chị đến Manila.

Vẫn còn người Việt ở Tacloban

Khi chúng tôi rời khỏi Moalboal thì nhận được điện thoại của anh Nguyễn Phước, người VN còn ở Tacloban. Anh Phước (người Tuy Hòa, Phú Yên, là người VN đầu tiên đến sống ở Tacloban từ năm 1999) có vợ người Philippines và ba con nhỏ từ 17 tháng tới 6 tuổi.

“Nhà chúng tôi giờ sập hết, tôi đang ở nhờ nhà người cậu vợ - anh Phước, hành nghề bán hàng dạo như nhiều người Việt khác, nói qua điện thoại - Những người khác còn có phương tiện để đi ra, tôi thì con cái còn nhỏ, bệnh tật và không có ai giúp đỡ”.

Vì có vợ ở Philippines, anh Phước nói phải cố trụ lại tại Tacloban và mong muốn của anh là mong sẽ có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để gia đình anh qua được cảnh khốn khó hiện tại. Qua anh Phước, chúng tôi được biết còn bốn người Việt khác đang chống chọi sống ở Tacloban.

LÊ NAM - THANH TUẤN (từ Moalboal)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar