27/05/2019 09:06 GMT+7

Xoay trục kiểu Trump

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Như một phong cách, một thương hiệu rất Trump xuyên suốt trong quá trình tranh cử lẫn điều hành đất nước, nhà lãnh đạo của Mỹ luôn nói thẳng ý nghĩ của mình với những ngôn từ trực diện nhất.

Xoay trục kiểu Trump - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chụp ảnh “wefie” cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump khi hai người đi đánh golf tại CLB đồng quê Mobara ở thành phố Mobara, tỉnh Chiba ngày 26-5 - Ảnh: Reuters

Đến Nhật cho chuyến thăm cấp nhà nước bốn ngày, Tổng thống Trump viết trên Twitter trưa 26-5, sau một buổi sáng chơi golf với Thủ tướng Nhật Abe: "Những cuộc gặp thật thú vị và tuyệt vời với Thủ tướng Abe. Nhiều quan chức Nhật nói với tôi rằng những người Dân chủ Mỹ thà thấy một nước Mỹ thất bại hơn là thấy tôi hay Đảng Cộng hòa của tôi thành công.

Đã có nhiều tiến bộ đạt được trong đàm phán thương mại với Nhật. Nông nghiệp và thịt bò được bàn tới rất nhiều. Sẽ còn nhiều thứ khác nữa, nhưng phải đợi đến sau cuộc bầu cử tháng 7 ở Nhật đã".

Như vậy, vẫn là một phong cách ấy, ông Trump nói thẳng mình sang Nhật không phải để "tránh nóng" ở quê nhà, mà đi làm ăn, dù chương trình khá nhẹ nhàng. Cũng phải thấy là ông không hề úp mở kiểu văn phong chính trị chính thống lâu nay: tôi gặp gỡ, bàn bạc với ông Abe nhưng cũng chờ xem sắp tới họ bầu bán ra sao!

Không cần rào trước đón sau. Đúng kiểu lợi ích của Mỹ là trên hết. Đúng kiểu đàm phán chủ động nắm đằng chuôi.

Hẳn vì thế mà không ít lần các đồng minh truyền thống của Mỹ như Nhật và Liên minh châu Âu (EU) đã đi từ bất ngờ đến sốc và tức giận khi bị chĩa mũi nhọn thuế quan dưới thời ông Trump.

Đúng một tuần trước chuyến công du, ông Trump hạ lệnh không tăng thuế nhập khẩu lên ôtô Nhật và EU thêm 180 ngày, với lý do các cuộc đàm phán đang được tiến hành.

Hành động như xoa dịu của ông Trump còn nhằm tìm lại sự ủng hộ đã bị sứt mẻ từ các đồng minh, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã bước qua giai đoạn mới và ngày càng nảy lửa.

Ông Trump vẫn giữ thế thượng phong dù đang trong vai người đi thương thuyết. Các lợi ích đan xen giữa Mỹ và Nhật Bản tại khu vực, từ vấn đề thương mại đến Triều Tiên khiến hai bên đều cần đến nhau, dù thực tế Tokyo luôn nằm kèo dưới.

Tổng thống Mỹ không ngại nói thẳng Nhật đã được hưởng nhiều lợi ích trong nhiều năm và kêu gọi một thỏa thuận "công bằng hơn" ngay trên đất Nhật, trước các doanh nghiệp hàng đầu của nước này.

Nhiều báo đài mô tả chuyến thăm lần này của ông Trump như "cưỡi ngựa xem hoa", thậm chí kể ra chi tiết sự tiếp đón trọng thị của Nhật để chứng minh "thói bợ đỡ của ông Abe" (nguyên văn lời của báo New York Times).

Việc mời ông Trump trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên diện kiến tân Nhật hoàng Naruhito là một lời nhắc khéo đến Mỹ, nhấn mạnh Tokyo vẫn xem Washington là đồng minh quan trọng bậc nhất của mình.

Các quan chức Mỹ cũng khẳng định đừng trông chờ vào bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào đạt được trong chuyến thăm lần này. Điều đó có thể đúng, bởi bản chất của chuyến thăm này mang tính biểu tượng và truyền tải nhiều thông điệp ngầm hơn các hợp đồng thực chất.

Nhìn lại thời gian qua, những đòn ép của ông Trump đối với Nhật Bản đã cho thấy sự hiệu quả. Tokyo đồng ý chi nhiều tiền hơn để giữ chân lính Mỹ, tàu chiến của Nhật liên tục xuất hiện trên Biển Đông, nơi có các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc mà Mỹ luôn muốn thách thức.

Sự quyết liệt của Nhật trên biển không thể tách khỏi bối cảnh nước này đang trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, mà bất kỳ sự đổ vỡ nào có thể khiến ngành công nghiệp ôtô Nhật trả giá.

Các chính trị gia chuyên nghiệp từng cảnh báo những đòn ép như thuế quan có thể làm tổn thương các đồng minh Mỹ, thực tế đang cho thấy một điều ngược lại khi quan hệ giữa Mỹ với các nước này lại đang thắt chặt hơn.

Trước mắt là thế, vì ai cũng "sợ" tính khí khó đoán của ông Trump và sức mạnh kinh tế lẫn công nghệ Mỹ. Điều đó vô hình trung lại có lợi khi ông Trump muốn tập hợp lực lượng để thúc đẩy một mục tiêu gì đó trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn kiềm chế sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc.

Dường như xoay trục kiểu Trump được thúc đẩy dựa trên nỗi sợ của các đồng minh, không phải bằng các cam kết hay sự thuyết phục, năn nỉ.

TTO - Các mật vụ sẽ rất vất vả để ngăn khán giả ném miếng nệm zabuton lên sân đấu khi ông Trump trao cúp cho nhà vô địch sumo vào tối 26-5 (giờ địa phương).

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar