10/12/2011 07:18 GMT+7

Xoay trở, tạo việc làm cho 15,3 triệu lao động

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TT - “Xúc tiến việc làm bền vững, cải thiện thu nhập, giảm nghèo và duy trì ổn định xã hội. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020 và từ nay đến năm 2020, mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động...”.

Phóng to
Chiến lược việc làm xác định sẽ tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70%. Trong ảnh: sàn giao dịch việc làm tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Bình Thanh

Đó là những mục tiêu chính của chiến lược việc làm VN giai đoạn 2011-2020, được ông Nguyễn Đại Đồng, cục trưởng Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH, cho biết tại hội thảo “Chiến lược việc làm VN, 2011-2020” (do Tổ chức Lao động quốc tế-ILO và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 9-12).

Nhiều thách thức

Báo cáo tổng hợp của ILO cho rằng thách thức lớn nhất đối với VN là trong mười năm tới làm sao phải tạo việc làm mới cho 15,3 triệu lao động. Trình bày dự thảo chiến lược việc làm VN đến năm 2020, ông Nguyễn Đại Đồng cũng thừa nhận thách thức này.

Theo lý giải của ông Đồng (và cả ILO), dự báo dân số VN đến năm 2020 sẽ trên 96,2 triệu người, và số người tham gia lực lượng lao động vào năm đó sẽ trên 63 triệu, tức là sẽ có thêm khoảng 9,5 triệu người tham gia lực lượng lao động. Cùng với 1,3 triệu lao động đang thất nghiệp và trên 4,5 triệu lao động đang thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng vẫn nghèo tạo thành con số 15,3 triệu việc làm mới cần phải giải quyết trong 10 năm tới, “đó quả thật là một thách thức đối với VN” - ông Đồng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng ngoài thách thức “tăng cường việc làm đầy đủ” cho 15,3 triệu lao động mới, thời gian tới VN cũng cần giải quyết các thách thức khác như: làm sao để năng suất lao động cao và bền vững phù hợp với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, tái cơ cấu khu vực kinh tế có năng suất thấp, xây dựng chế độ tiền lương phù hợp với năng suất, cải thiện quan hệ lao động, giải quyết sự mất cân đối giữa cung - cầu, thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ phi chính thức sang chính thức, cũng như những vấn đề khác của chính sách công có tác động tới quản lý thị trường lao động...

Ông J.M. Salazar, giám đốc điều hành phụ trách khối việc làm của ILO, nhấn mạnh đến một khó khăn khác là tại VN, do thiếu các biện pháp an sinh xã hội nên hầu hết người lao động trong khu vực nông nghiệp làm việc với năng suất thấp, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động sản xuất, dịch vụ và di chuyển đến các khu công nghiệp ở những thành phố lớn. Cùng với đó là tình trạng thất nghiệp, công việc làm khó khăn, thu nhập thấp và ít được bảo vệ.

Theo bà Phan Ngọc Mai Phương, phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư), thách thức đối với VN là mức gia tăng lớn của lực lượng lao động (1,1 triệu người/năm) và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp (600.000 người/năm). Thêm vào đó là tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao (hiện gần 6,7%) và sẽ “nghiêm trọng” hơn khi mỗi năm có thêm 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động...

Đột phá: nguồn nhân lực

Ông Nguyễn Đại Đồng cho rằng “điểm đột phá” trong chiến lược cũng là cách để thực hiện các mục tiêu chính là nguồn nhân lực. Theo ông Đồng, cùng với các giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về việc làm, các chính sách thúc đẩy việc làm năng suất thì một giải pháp quan trọng, mang tính đột phá của chiến lược chính là nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Về nâng cao chất lượng nguồn lao động, ông Đồng cho rằng phải xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình giáo dục bắt buộc cho tất cả người lao động. Cải cách các chương trình, chính sách giáo dục và đào tạo nghề để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động. Theo ông Đồng, một giải pháp trong thời gian tới là làm sao đẩy mạnh, tăng cường phạm vi và chất lượng các chương trình giáo dục chung và chương trình đào tạo nghề, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các chương trình giáo dục bậc cao để từ đó có nguồn lao động chất lượng cao hơn.

Bà Mai Phương cũng đồng tình quan điểm của ông Nguyễn Đại Đồng rằng “điểm đột phá” để thực hiện các mục tiêu về việc làm chính là phát triển nguồn nhân lực. Theo bà Phương, chiến lược việc làm VN đến năm 2020 cũng chính là góp phần cụ thể hóa những định hướng chính sách chung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Vì thế chiến lược việc làm phải được lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Tại hội thảo, các chuyên gia về việc làm của ILO cho rằng giải quyết các thách thức về việc làm cần thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế chính thức và nâng cao chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và khu vực kinh tế phi chính thức của khu vực phi nông nghiệp.

Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70%

Mục tiêu chiến lược việc làm VN: tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%. Tỉ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm. Tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm. Giảm tỉ lệ lao động phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020. Năng suất lao động hằng năm tăng 4%. Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân 5%/năm. Tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp giảm còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020...

ĐỨC BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Trường học tử tế xây dựng môi trường học tập tích cực

Đó là những trường học cam kết xây dựng và duy trì môi trường học tập tích cực - nơi lòng tốt, sự tôn trọng và lòng trắc ẩn được đề cao.

Trường học tử tế xây dựng môi trường học tập tích cực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar