05/06/2025 21:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Xóa sổ' khối C, đại học đang bỏ rơi sự đa dạng và tạo hố sâu bất bình đẳng?

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói ông không khỏi ngậm ngùi và trăn trở khi quan sát một xu hướng trong chiến lược tuyển sinh tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam hiện nay.

khối C - Ảnh 1.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 2025 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Việc nhiều trường đại học đào tạo lĩnh vực khoa học xã hội bất ngờ giảm xét tuyển, thậm chí "xóa sổ" tổ hợp C00 (văn, sử, địa) khỏi phương án tuyển sinh của trường đang gây nhiều ý kiến trái chiều, học sinh hoang mang, lo lắng, chuyên gia giáo dục ngậm ngùi tiếc nuối.

Khi trường đào tạo khoa học xã hội không tuyển khối C

Cách ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khoảng 20 ngày, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc gia Hà Nội công bố thông tin tuyển sinh khiến nhiều thí sinh theo đuổi tổ hợp C00 (văn, sử, địa) sốc, bởi trường chỉ xét 9/28 ngành cho tổ hợp này.

Như vậy, trường đã giảm xét tuyển tổ hợp C00 tới 17 ngành so với năm ngoái, trong đó có các ngành như báo chí, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học...

Trước đó, vào tháng 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chính thức "xóa sổ" tổ hợp C00 khỏi tổ hợp xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Năm ngoái, lịch sử là ngành duy nhất của học viện xét khối C truyền thống.

Trước khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa kỳ thi năng khiếu báo chí vào xét tuyển (năm 2015), hầu hết cách ngành/chương trình đào tạo của trường đều xét tuyển khối C truyền thống.

Năm nay, Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thông báo bỏ xét tuyển tổ hợp C00, thay bằng những tổ hợp bắt buộc có môn toán hoặc môn tiếng Anh.

Trường đại học Thủ đô Hà Nội bỏ xét tuyển tổ hợp C00 ở các ngành luật, logistics và chuỗi quản lý cung ứng, tâm lý học, quản lý giáo dục; Trường đại học Mở Hà Nội cũng chính thức bỏ xét tổ hợp C00 từ năm nay (năm ngoái các ngành luật, luật kinh tế, luật quốc tế đều xét tuyển tổ hợp văn, sử, địa).

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - cho rằng việc các trường đại học giảm hoặc bỏ xét tuyển khối C (văn, sử, địa) là hợp lý và cần thiết trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kỳ thi tốt nghiệp THPT mới từ năm 2025.

Việc đa dạng hóa tổ hợp môn, đặc biệt có thêm toán và tiếng Anh, giúp tuyển chọn được những thí sinh có nền tảng kiến thức toàn diện, đáp ứng yêu cầu của các ngành học hiện đại và xu thế quốc tế hóa.

"Vấn đề lớn nhất nằm ở thời điểm thông báo quá muộn của các trường đại học. Việc công bố thay đổi tổ hợp xét tuyển chỉ một tháng trước kỳ thi đã gây ra hoang mang và thiệt thòi lớn cho hàng ngàn thí sinh đã dồn sức ôn luyện khối C từ đầu cấp 3, khiến các em khó có thể xoay xở kịp.

Đây là bài học về sự thiếu chủ động và phối hợp trong quy trình công bố chính sách tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường cần có lộ trình rõ ràng hơn, thông báo sớm hơn trong tương lai để đảm bảo sự công bằng và giảm thiểu áp lực cho thí sinh", ông nói.

Ngậm ngùi nhìn khối C lùi bước

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Phạm Mạnh Hà cho rằng trường đại học có quyền xây dựng phương thức, tổ hợp tuyển sinh, nhưng việc bất ngờ loại bỏ tổ hợp C00 mà chưa có lộ trình thông báo để thí sinh chuẩn bị trước sẽ gây ảnh hưởng tâm lý các em.

"Khối C là khối học của rất nhiều học sinh, vì nhiều lý do khác nhau mà các bạn theo học khối này. Không thể đánh đồng học sinh yếu kém mới học khối C", ông nói.

Ông Hà chia sẻ bản thân từng theo đuổi ngành tâm lý học, với ký ức về kỳ thi khối C của 33 năm về trước không khỏi ngậm ngùi và trăn trở khi quan sát một xu hướng trong chiến lược tuyển sinh tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam hiện nay.

"Ngay cả những "cái nôi" của khoa học xã hội và nhân văn như Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ, nơi khối C truyền thống (văn, sử, địa) - vốn là nền tảng cho các ngành như báo chí, tâm lý học, xã hội học - đang dần bị thay thế hoặc xếp sau khối D (toán, văn, ngoại ngữ)", ông Hà nói.

'Xóa sổ' khối C, đại học đang bỏ rơi sự đa dạng và tạo hố sâu bất bình đẳng? - Ảnh 2.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tâm lý Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NVCC

Theo ông, không thể phủ nhận việc trang bị ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) và kỹ năng phân tích định lượng (thông qua môn toán) là cần thiết. 

Các lập luận rằng báo chí cần tiếp cận nguồn tin quốc tế, hay tâm lý học phải tham khảo nghiên cứu toàn cầu bằng tiếng Anh, đều có phần xác đáng.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tuyệt đối hóa vai trò của khối D và xem nhẹ, thậm chí loại bỏ khối C, phải chăng là một cái nhìn phiến diện, bỏ qua chiều sâu và những giá trị độc đáo mà các môn văn, sử, địa mang lại - đó là sự am hiểu tường tận về văn hóa, lịch sử, những biến động xã hội của đất nước.

"Điều khiến tôi và có lẽ nhiều người tâm huyết với giáo dục nhân văn cảm thấy day dứt nhất chính là những hệ lụy tiềm ẩn. Việc "đóng sập" dần cánh cửa khối C không chỉ tước đi cơ hội của những học sinh có tố chất và đam mê đặc biệt với các môn khoa học xã hội thuần túy, mà còn là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực thu hẹp bất bình đẳng.

Phải chăng chúng ta đang vô hình trung tạo ra một "cuộc đua" mà ở đó, lợi thế lại nghiêng về những học sinh có điều kiện kinh tế tốt hơn, thay vì thực sự tìm kiếm những tài năng đa dạng cho đất nước?", ông Hà đặt câu hỏi.

Hệ quả của định kiến kéo dài?

Ông Hà cho rằng cần nhìn nhận lại sự sụt giảm số lượng thí sinh lựa chọn khối C. "Đó là hệ quả của một định kiến xã hội kéo dài, coi nhẹ các ngành khoa học xã hội so với kỹ thuật, kinh doanh, hay là do chính sách tuyển sinh chưa thực sự khơi gợi và tạo điều kiện cho những đam mê đích thực với văn, sử, địa?", ông nói.

Theo ông, các nhà quản lý giáo dục và các trường đại học cần một cái nhìn thấu đáo và cân bằng hơn. Cần có những chiến lược thực sự để trân trọng và phát huy thế mạnh của mọi khối thi, đảm bảo rằng cánh cửa đại học luôn rộng mở cho những tài năng đa dạng từ mọi miền đất nước, và các ngành khoa học xã hội và nhân văn không đánh mất đi sự phong phú, đa chiều trong tư duy.

Lý do khối C dần vắng bóng trong xét tuyển đại học

Năm nay, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Trường đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) chính thức bỏ xét khối C truyền thống (văn, sử, địa); Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn giảm xét tổ hợp văn - sử - địa ở 17 ngành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đột phá về tiền lương cho giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo.

Đột phá về tiền lương cho giáo viên

Cán bộ Agribank tập huấn truyền thông tại báo Tuổi Trẻ: Từ cảm tính đến chuyên nghiệp

Chiều 25-7, 55 cán bộ, chuyên viên truyền thông từ 47 chi nhánh khu vực phía Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế tại tuyến metro số 1 TP.HCM.

Cán bộ Agribank tập huấn truyền thông tại báo Tuổi Trẻ: Từ cảm tính đến chuyên nghiệp

Hai trường đại học cung cấp công cụ quy đổi nhanh điểm V-SAT sang điểm thi tốt nghiệp THPT

Đại học Cần Thơ và Trường đại học Mở TP.HCM cung cấp công cụ quy đổi nhanh điểm kỳ thi V-SAT sang điểm thi tốt nghiệp THPT.

Hai trường đại học cung cấp công cụ quy đổi nhanh điểm V-SAT sang điểm thi tốt nghiệp THPT

AI giải đề Olympic toán quốc tế thế nào mà giành huy chương vàng?

AlphaMath đã thể hiện khả năng tự phân tích bài toán, đặt lại giả định, đưa ra hướng tiếp cận, phản biện lời giải của chính nó y như thí sinh thật.

AI giải đề Olympic toán quốc tế thế nào mà giành huy chương vàng?

Xét tuyển đại học: Hoang mang, rối bời vì quy đổi điểm

Mấy hôm nay phụ huynh, học sinh đua nhau tìm hiểu các khái niệm toán học và ý nghĩa của chúng. Họ lần mò theo các công thức, học cách tính toán, làm đi làm lại nhiều lần để quy đổi, biết số điểm chính xác của mình trước khi đăng ký xét tuyển đại học.

Xét tuyển đại học: Hoang mang, rối bời vì quy đổi điểm

Cà Mau: 8 nguyên giám đốc, phó giám đốc sở ‘có liên quan’ nghe công bố kết luận tố cáo của giáo viên

Liên quan nội dung tố cáo của một giáo viên ở Bạc Liêu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau mời 8 nguyên giám đốc, phó giám đốc được cho là "có liên quan" đến để nghe công bố quyết định.

Cà Mau: 8 nguyên giám đốc, phó giám đốc sở ‘có liên quan’ nghe công bố kết luận tố cáo của giáo viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar