11/04/2017 09:49 GMT+7

Xóa nỗi khổ mang tên... cốt nền

PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HÒA (D.NGỌC HÀ ghi)
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HÒA (D.NGỌC HÀ ghi)

TTO - Chuyện cốt nền được đặt ra từ lâu, ở TP.HCM là hàng chục năm trước nhưng do không quan tâm nay để lại những hậu quả xấu cho cả người dân và đô thị.

Sau khi đường Phạm Văn Đồng hoàn thành xây dựng, ngôi nhà của bà Trần Thị Tư thấp hơn mặt đường gần 2m nên cứ mưa là ngập. Xe đạp muốn đi phải hai người đưa lên còn xe máy phải đem đi chỗ khác gửi - Ảnh: TỰ TRUNG

Chưa thể thống kê thiệt hại nhưng rất nhiều người dân dù xây nhà đúng giấy phép song vẫn bị ngập nước, rồi tốn kém nâng nền, xây lại nhà do nâng đường...

Cốt nền tính từ mặt nước độ cao chuẩn quốc gia rồi dẫn về từng vùng trong cả nước để mỗi vùng có một cốt (cao độ) khống chế. Công trình xây dựng theo độ cốt khống chế này sẽ không bị ngập nước.

Lâu nay, cốt khống chế này luôn được thể hiện trong các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch chung của TP, quận - huyện, quy hoạch 1/2.000 cho các phường, khu dân cư lớn và cả trong quy hoạch 1/500 của từng khu phố.

Khi Nhà nước cấp phép xây dựng, trong giấy phép xây dựng có quy định độ cao của cốt nền công trình. Tuy nhiên, trong thực tế những cột mốc ghi cao độ chuẩn không được cắm hoặc có cắm nhưng không được bảo vệ dẫn đến hư hỏng, mất mát, sai lệch.

Khi người dân xây nhà chẳng cơ quan nào xác định cốt nền, do vậy cũng chẳng ai chịu trách nhiệm với dân nếu như dân xây đúng cao độ trong giấy phép nhưng nhà vẫn bị ngập nước hoặc nhà cao hơn mặt đường gây bất tiện khi đi lại...

Phải sớm chấm dứt tình trạng này. Muốn vậy, Nhà nước có trách nhiệm phải dẫn cốt đến từng nền nhà cho dân (có thể làm dịch vụ, người dân trả tiền) và chịu trách nhiệm về độ cao cốt nền do mình cung cấp như nhà không bị ngập nếu xây đúng cốt nền.

Và để thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình, cơ quan chức năng phải đầu tư cống rãnh đúng kích cỡ, khơi thông dòng chảy thoát nước... để nhà dân không bị ngập vì những lý do ngoài cốt nền.

Nếu như người dân làm đúng cốt nền do Nhà nước cung cấp mà đến khi mưa hoặc triều cường vẫn bị ngập thì Nhà nước phải bồi thường những hư hại do ngập nước gây ra, kể cả chi phí nâng nền nhà... Chi phí bồi thường này không lấy từ ngân sách, mà là từ các cán bộ làm sai, làm thiếu trách nhiệm.

Đồng thời, cốt khống chế này cũng là cốt chuẩn để khi Nhà nước làm đường phải tuân theo. Những khu vực đường chưa làm đúng cốt chuẩn thì Nhà nước phải công khai, khuyến cáo cho dân được biết trong tương lai Nhà nước cải tạo đường sẽ nâng cao lên đúng cốt chuẩn. Nếu Nhà nước tính nhầm thì phải đền bù cho dân chi phí nâng nền, sửa nhà.

Mạnh dạn phổ biến cốt nền cũng chính là tạo ra sự sòng phẳng giữa chính quyền với người dân, các bên căn cứ vào đó để hành xử, ai sai sẽ bị chế tài.

Chỉ có thế tài sản - nhà của người dân mới không bị xâm phạm do bị mất giá hoặc giảm giá trị sử dụng vì không phù hợp với mặt đường, bộ mặt đô thị cũng bớt nhếch nhác bởi những căn nhà xây dựa vào cảm tính mà không tuân theo quy chuẩn cốt nền.

Chúng ta đã trả giá quá lớn cho việc thiếu cốt nền, do vậy chấn chỉnh việc này là cơ hội để Nhà nước xốc lại công tác quản lý đô thị, quy hoạch lâu nay vốn lỏng lẻo, chỉ quy trách nhiệm chung chung.

Hãy nhanh tay để xóa đi nỗi khổ của người dân đô thị, nỗi khổ mang tên... cốt nền.

PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HÒA (D.NGỌC HÀ ghi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar