22/11/2018 14:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xin nước thải về nghiên cứu khoa học

Ý NHUNG
Ý NHUNG

TTO - Mỗi tuần, nhóm của Nguyễn Vũ Phong đều đặn chạy xe máy đi xin 30 lít nước thải trong suốt 2 tháng. Sau gần một năm, ý tưởng dùng than bùn xử lí nước thải cho nhà máy thủy sản được nhóm nghiên cứu thành công.

Xin nước thải về nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

3 thành viên của nhóm: Bùi Phú Sơn, Nguyễn Vũ Phong, Lâm Thành Đạt ( từ trái qua) - Ản do nhân vật cung cấp

Nguyễn Vũ Phong là sinh viên năm 4 trường Đại học Công nghệ TP.HCM (ĐH Hutech). Anh và hai người bạn là Bùi Phú Sơn, Lâm Thành Đạt đều có chung sở thích nghiên cứu về chế phẩm vi sinh.

Dưới sự hướng dẫn của thầy cô trong trường, cả ba lập nhóm để thực hiện công trình Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học bùn hoạt tính xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao. Công trình này được trao giải 3 tại giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018.

Thí nghiệm cả chục lần

Từ tháng 9-2017, nhóm lên ý tưởng thực hiện nghiên cứu. Với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn - Th.s Lâm Vĩnh Sơn (giảng viên ĐH Hutech), các bạn đi tìm nước thải ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Bình Tân, TP.HCM, cách trường gần 50km) suốt hơn 2 tháng.

"Tụi mình tranh thủ đi lấy nước vào buổi trưa, nhiều khi nắng nóng, rất cực nhưng lại thấy rất vui", Phong (nhóm trưởng nhóm nghiên cứu) chia sẻ.

Xin nước thải về nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Nguyễn Vũ Phong, nhóm trưởng nhóm nghiên cứu - Ảnh: Ý NHUNG

Nhóm được nhà trường hỗ trợ đầy đủ về mặt cơ sở vật chất, phòng thí nghiêm, hóa chất và một phần chi phí trong quá trình nghiên cứu. Phần còn lại do ba thành viên tự góp.

Sau khi lấy nước thải về, nhóm chạy thích nghi cho nước thải và bùn hoạt tính trong 2 tuần. Hệ thống thí nghiệm gồm chuỗi các bể bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học, thiết bị phân tích chỉ số trong nước thải và đối chiếu liên tục với số liệu nhiễm mặn ban đầu. 

Nhóm cũng kiểm chứng trên nhiều độ mặn, bằng cách cho thêm muối để xác định chế phẩm có xử lí được những độ mặn lớn hay không.

Xin nước thải về nghiên cứu khoa học - Ảnh 3.

Mô hình thí nghiệm xử lí nước thải của nhóm được lắp đặt tại trường - Ảnh do nhân vật cung cáp

Lần đầu tiên, kết quả thí nghiệm cho ra những con số không như nhóm mong muốn, cả nhóm phải chạy lại từ đầu. Cứ như thế, suốt quá trình làm, các bạn phải thử đi thử lại nhiều lần để cho ra những con số mỹ mãn.

Kết quả, công trình của nhóm Phong đã xác định được lượng chế phẩm sinh học cần dùng đối với mỗi thể tích nước thải tương ứng. Công trình này đã được hội đồng khoa học đánh giá cao tại vòng chung khảo giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2018.

Giá trị thực tiễn cao

Việt Nam có đường bờ biển dài, ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển. Nhưng cũng từ đó, nước thải chế biến thủy sản từ các nhà máy càng nhiều hơn.

Ngoài chất ô nhiễm từ thịt cá, nước thải từ chế biến thủy sản nhiễm mặn rất cao. Nguyên nhân là do độ mặn từ thịt cá có sẵn, cộng với độ mặn từ muối để ướp khi chế biến. Một số tỉnh miền Trung giáp biển, thiếu nước ngọt, thường sử dụng nước biển để sục rửa hệ thống băng chuyền, máy móc.

Đánh giá về đề tài này, Th.s Lâm Vĩnh Sơn (người hướng dẫn nhóm) nói: "Xử lí nước thải có độ mặn cao đang là bài toán đau đầu của nhiều doanh nghiệp. Nước thải có độ mặn cao ảnh hưởng rất nhiều và gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong phương pháp sinh học. Ý tưởng này của các bạn xuất phát từ thực tiễn, có tính khả thi cao và có thể ứng dụng vào thực tế".

Công trình là cơ hội để ba chàng trai thỏa mãn sở thích nghiên cứu, đồng thời là cơ hội ứng dụng lý thuyết đã học trên giảng đường vào thực tế. Xa hơn là tâm huyết của ba con người trẻ tuổi muốn góp phần vào việc giảm thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước.

"Không chỉ nước thải trong nhà máy bị ô nhiễm, loại nước này đổ ra sông biển sẽ làm ô nhiễm bị lan rộng. Tụi mình hi vọng rằng, nghiên cứu này sẽ được áp dụng đến các công ty xử lí nước thải, góp phần làm sạch cho môi trường" .

Hiện nay cũng có nhiều phương pháp xử lí nước thải theo công nghệ vi sinh hoặc phương pháp truyền thống, tuy nhiên, chưa đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu của Phong, Đạt, Sơn được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết bài toán này cho môi trường.

TTO - Đó là cách gọi vui mà nhiều sinh viên trong trường thường nhắc đến khi nói về nữ giảng viên Vũ Hải Yến - ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar