31/08/2018 10:08 GMT+7

Xin đừng chậm trễ chống lún cho TP.HCM

TS NGÔ MINH THIỆN
TS NGÔ MINH THIỆN

TTO - “Mười năm qua, chúng ta đã hơi chậm đánh giá thực tế, tìm giải pháp chống lún cho TP.HCM. Vậy nên xin đừng chậm trễ hơn nữa” - đó là ý kiến của TS Ngô Minh Thiện, phó trưởng khoa địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM.

Xin đừng chậm trễ chống lún cho TP.HCM - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia lún ở TP.HCM xảy ra từ nhiều năm nay, nhiều khu vực có độ lún đến 0,5m - Ảnh: T.Trung

Theo TS Ngô Minh Thiện, bản đồ địa chất và hồ sơ kèm theo bản đồ là nguồn thông tin quý giá cho công tác đánh giá nguy cơ, diễn biến lún. Nguồn thông tin này đã bị lãng phí lâu nay.

Lãng phí nguồn thông tin từ bản đồ

TP.HCM là khu vực trọng điểm được thực hiện các điều tra khảo sát về các điều kiện địa chất, địa chất công trình và địa chất thủy văn từ trước năm 1975 và liên tục đến nay nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 

Cả nước cũng đã được các đoàn địa chất tiến hành điều tra, báo cáo và sản phẩm là các bản đồ địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, tỉ lệ 1/50.000.

Năm 2010, các dữ liệu và bản đồ đã được tổng hợp, cập nhật và số hóa hoàn chỉnh trong báo cáo đề án "Biên hội bản đồ địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình TP.HCM, tỉ lệ 1/50.000" do Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM chủ trì.

Các bản đồ và thông tin kèm theo là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các sở ngành và các bên có liên quan về việc quy hoạch, định hướng, dự báo cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của thành phố. 

Tuy nhiên, các tài liệu bản đồ này lâu nay chỉ mới được sử dụng chủ yếu trong giới địa chất. Đó chính là sự lãng phí.

Bộ bản đồ này rất hữu ích cho Quy hoạch xây dựng và phòng chống lún mặt đất vì ở đó có các thông tin về cao độ địa hình bề mặt, diện phân bố và chiều dày các tầng đất đá, đặc biệt là tầng đất yếu dễ sụt lún khi xây dựng, cho biết điều kiện nguồn nước ngầm bên dưới và kèm theo đó là báo cáo thuyết minh, cơ sở số liệu. 

Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được vùng nào thuận lợi và vùng nào không thuận lợi cho xây dựng công trình, có thể tham khảo trong Quy hoạch xây dựng và phòng chống lún đất.

Đánh giá lún: còn ở giai đoạn đầu

Các dữ liệu bản đồ tỉ lệ 1/50.000 hoàn toàn đáp ứng yêu cầu là nguồn cơ sở tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các sở ngành, thậm chí các nhà đầu tư đều có thể khai thác các thông tin cần thiết có trên các bản đồ này của thành phố trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề chuyên sâu và cụ thể về khai thác gây hạ thấp mực nước ngầm và sụt lún đất của thành phố, các bản đồ này cần cập nhật mới thêm các dữ liệu cao độ địa hình, các dữ liệu quan trắc mực nước ngầm và các tài liệu khoan khảo sát. 

Theo tôi, việc cập nhật các tài liệu quan trắc mực nước và tài liệu khoan khảo sát hoàn toàn không khó vì các nguồn tài liệu này đang có sẵn và được lưu trữ.

TP.HCM có mạng lưới quan trắc nước ngầm tương đối nhiều (hơn 20 trạm) và hoàn thiện so với các vùng khác trong cả nước. 

Đáng tiếc là kết quả này chưa được khai thác phục vụ cho việc đánh giá nguy cơ lún đất liên quan đến khai thác nước dưới đất tại TP.HCM. 

Công việc điều tra đánh giá lún đất ở thành phố vẫn ở giai đoạn đầu, cơ sở tài liệu còn chưa đủ.

Do đó, để đánh giá một cách toàn diện về nguyên nhân lún đất liên quan đến khai thác nước ngầm, thành phố cần thêm các trạm quan trắc mực nước và quan trắc lún để thu thập thêm dữ liệu đầu vào, đặc biệt tại các vùng có tốc độ sụt lún nhanh. 

Từ đó, chúng ta mới có cơ sở chắc chắn để đánh giá và đề xuất giải pháp phòng chống sụt lún đất phù hợp với thực tế tại TP.HCM.

Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng làm đơn lẻ, chưa ra kết quả tổng thể về mức độ lún từng khu vực. TP.HCM cần có dự án lớn tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học, mọi kết quả nghiên cứu, đánh giá nguy cơ diễn biến lún.

Từ đó mới có thể đưa ra giải pháp cụ thể được. 10 năm trước, nhiều khu vực ở TP.HCM đã có dấu hiệu lún, cảnh báo lún ngày càng nhiều hơn đã từ lâu rồi.

Giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu thực trạng, theo tôi, là đã chậm. Vậy nên không thể chậm hơn nữa. Cần rút ngắn thời gian nghiên cứu báo cáo đánh giá lún, tốt nhất không nên kéo dài hơn một năm.

TTO - Dù tình trạng lún đang ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không triển khai các giải pháp, chuyển hóa thành quy định cụ thể, TP.HCM vẫn có thể đi vào 'vết xe đổ' của các thành phố lún nhanh nhất thế giới.

TS NGÔ MINH THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cụ ông 77 tuổi ở Tây Ninh đi lạc hơn 70km, công an xã tìm được người thân đến đón lúc nửa đêm

Bị lẫn trí, ông B. đi lạc hơn 70km. Công an xã Thủ Thừa đã tìm được người nhà đến đón lúc nửa đêm.

Cụ ông 77 tuổi ở Tây Ninh đi lạc hơn 70km, công an xã tìm được người thân đến đón lúc nửa đêm

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

Người từ 75 tuổi không có lương hưu được trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng

Chính phủ vừa có chính sách trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ 75 tuổi, mức hưởng là 500.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ 1-7.

Người từ 75 tuổi không có lương hưu được trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng

Bắt được con khỉ tấn công bé gái 10 tuổi ở Quảng Trị, 4 người bị thương nhẹ khi vây bắt

Lực lượng chức năng đã bắt được con khỉ tấn công cháu bé 10 tuổi tại suối Rào Vịnh, Quảng Trị. Khi vây bắt, thêm 4 người trong lực lượng phối hợp bị cào cấu, sây sát ngoài da.

Bắt được con khỉ tấn công bé gái 10 tuổi ở Quảng Trị, 4 người bị thương nhẹ khi vây bắt

Chuyện ở xã giữa rừng U Minh những ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp

Tại xã Khánh An (rừng tràm) và xã Đất Mũi (rừng ngập mặn), không khí làm việc những ngày này rộn ràng hơn bao giờ hết. Giữa mênh mông rừng tràm, rừng đước, người dân hồ hởi khi chính quyền 2 cấp xử lý “nhanh, gọn, lẹ” hơn trước nhiều.

Chuyện ở xã giữa rừng U Minh những ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp

Lệ phí đăng ký xe mới từ 1-7 có gì mới?

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư của bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí.

Lệ phí đăng ký xe mới từ 1-7 có gì mới?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar