19/04/2023 08:36 GMT+7

Xét xử cựu chủ tịch TP Hạ Long Phạm Hồng Hà

Ngày 19-4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long - cùng 27 bị cáo khác.

Xét xử cựu chủ tịch TP Hạ Long Phạm Hồng Hà - Ảnh 1.

An ninh phiên tòa được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập và một số ít cơ quan báo chí được vào trong phòng xử án - Ảnh: TIẾN THẮNG

Bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - phải hầu tòa vì liên quan vụ án hình sự xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

Cựu chủ tịch TP Hạ Long thỏa thuận ăn chia "hoa hồng" thế nào?

Ngày 19-4, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

An ninh tại khu vực TAND tỉnh được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập và một số ít cơ quan báo chí được tham dự phiên tòa.

Trong vụ án trên, bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, nguyên trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - bị truy tố về hai tội danh "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ".

Nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định từ năm 2016, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh có bàn giao một số tuyến đường thủy nội địa trên khu vực vịnh Hạ Long cho Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp quản theo phân cấp.

Sau khi được giao quản lý, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã làm chủ đầu tư và triển khai đấu thầu công khai các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, đầu tư, xây lắp, cung cấp, vận chuyển trên tuyến đường thủy nội địa thuộc vịnh Hạ Long.

Khi biết Ban quản lý vịnh Hạ Long chuẩn bị tổ chức đấu thầu, Phạm Văn Phả khi đó là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã nhờ Bùi Sĩ Giáp - trưởng phòng kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan Ban quản lý vịnh Hạ Long - để có thể gặp ông Phạm Hồng Hà - chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - nhằm mục đích xin được thực hiện các gói thầu.

Sau quá trình gặp gỡ, ông Hà đồng ý và yêu cầu phải trích phần trăm "hoa hồng" với tỉ lệ 5% giá trị hợp đồng cho riêng cá nhân ông Hà, kèm theo đó là 3-5% giá trị hợp đồng dành cho Giáp.

Bị cáo Phạm Hồng Hà tại bục khai báo - Ảnh NGUYỄN HIẾU

Bị cáo Phạm Hồng Hà tại bục khai báo - Ảnh NGUYỄN HIẾU

Ngoài ra, với các gói thầu đầu tư, xây dựng không thể "bớt xén" được khối lượng công việc thì phải trích lại 3% hợp đồng cho ông Hà và 2% cho Bùi Sĩ Giáp. Riêng Phạm Thái Dương - nhân viên Ban quản lý vịnh Hạ Long - là người trực tiếp thực hiện các hồ sơ thì được trích lại 1% giá trị các hợp đồng.

Bằng chiêu trò "quân xanh, quân đỏ", trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2021, Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã ký kết được 18 hợp đồng với Ban quản lý vịnh Hạ Long có tổng giá trị hơn 69 tỉ đồng.

Lập khống hồ sơ, hưởng lợi trên 4,5 tỉ đồng

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định các bị can trong vụ án đã lập khống hồ sơ nghiệm thu để chiếm đoạt qua bốn hợp đồng quản lý, bảo trì số tiền hơn 4,5 tỉ đồng.

Đối với bốn hợp đồng đầu tư, xây lắp không cắt xén được khối lượng công việc thì Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã trích lại cho các bị cáo Phạm Hồng Hà, Bùi Sĩ Giáp và Phạm Thái Dương số tiền 517 triệu đồng.

Xét xử cựu chủ tịch TP Hạ Long Phạm Hồng Hà - Ảnh 2.

Cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà (áo đen, đeo khẩu trang) tại thời điểm bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ năm 2022 - Ảnh: PHƯƠNG MAI

Theo tỉ lệ phần trăm "hoa hồng" đã được thống nhất từ trước, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long được xác định có sáu lần nhận hối lộ trực tiếp từ Phạm Văn Phả, tổng số tiền 725 triệu đồng để giúp Công ty CP Quản lý đường sông số 3 trúng các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, xây lắp cũng như bớt xén khối lượng thi công công việc trên tuyến đường thủy nội địa do Ban quản lý vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư.

Bùi Sĩ Giáp có bảy lần nhận tổng số tiền 732 triệu đồng và Phạm Thái Dương được trích lại 1% với 9 lần nhận tổng số tiền hơn 168 triệu đồng từ lãnh đạo Công ty CP Quản lý đường sông số 3.

Với các hành vi trên, Phạm Hồng Hà và Bùi Sĩ Giáp bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ" quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và các điểm c, e thuộc khoản 2, điều 354 của Bộ luật hình sự.

Phạm Thái Dương cũng bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lội" nhưng được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và điểm a, khoản 1, điều 364.

Đối với Phạm Văn Phả cùng dàn lãnh đạo, cán bộ khác của Công ty CP Quản lý đường sông số 3 bị truy tố về các tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "tham ô tài sản", quy định tại khoản 4, điều 353 Bộ luật hình sự.

Theo cáo trạng, trừ bị cáo Phạm Hồng Hà, tất cả 27 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đều có tình tiết giảm nhẹ khi hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo. Ông Phạm Hồng Hà thì có nhiều thành tích xuất sắc được Nhà nước và các cấp tặng thưởng huân chương.

Trước đó, ngày 14-5-2022, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phạm Hồng Hà (62 tuổi), cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long, để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Vì sao ông Phạm Hồng Hà, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, bị bắt?

TTO - Tối 14-5, Công an tỉnh Quảng Ninh thông tin ban đầu về vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3 và Ban quản lý vịnh Hạ Long.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Bắt nhóm người từ Thanh Hóa vào Quảng Ngãi cho vay nặng lãi đến 452%/năm

Nhóm thanh niên từ Thanh Hóa vào Quảng Ngãi dùng mạng xã hội Facebook quảng cáo và cho vay lãi nặng, với mức lãi lên đến 452%/năm.

Bắt nhóm người từ Thanh Hóa vào Quảng Ngãi cho vay nặng lãi đến 452%/năm

Khởi tố chủ cơ sở sản xuất 60 tấn giá 'ngậm' chất kích thích

Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố chủ cơ sở sản xuất 60 tấn giá "ngậm" chất kích thích tăng trưởng.

Khởi tố chủ cơ sở sản xuất 60 tấn giá 'ngậm' chất kích thích

Người phụ nữ bị đâm chết ở Bình Dương

Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra vụ án mạng khiến một phụ nữ tử vong.

Người phụ nữ bị đâm chết ở Bình Dương

Bắt người cắt trộm dây điện ở cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nguyễn Kim Tùng bị bắt gần cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cùng tang vật gồm bao tải chứa dây cáp điện.

Bắt người cắt trộm dây điện ở cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Mua bán thông tin tài khoản thanh toán: Đề xuất phạt cao nhất 200 triệu đồng

Mua bán tài khoản thanh toán hoặc mua, bán thông tin từ 10 tài khoản thanh toán trở lên được đề xuất mức phạt cao nhất 200 triệu đồng.

Mua bán thông tin tài khoản thanh toán: Đề xuất phạt cao nhất 200 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar