05/05/2020 13:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xét nghiệm COVID-19 tại Tanzania: Đu đủ và dê cũng dương tính

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Chuyện lạ kỳ trên lại là sự thật, từ đó dấy lên lo ngại về những bộ kit thử virus corona ở quốc gia châu Phi này.

Xét nghiệm COVID-19 tại Tanzania: Đu đủ và dê cũng dương tính - Ảnh 1.

Tổng thống John Magufuli lên tiếng chỉ trích chất lượng của những bộ kit thử COVID-19 - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo BBC hôm 4-5, Tổng thống Tanzania John Magufuli thừa nhận nhiều bộ kit xét nghiệm gặp lỗi kỹ thuật. Chính tổng thống đã yêu cầu kiểm tra chất lượng của các bộ kit, trong đó thử cả với đu đủ, cừu, dê.

Kết quả, những mẫu đu đủ, dê cũng dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Điều đáng nói, những người thực hiện thí nghiệm trên là các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Y tế Tanzania.

Tổng thống Magufuli cho biết các bộ kit thử trên được nhập từ nước ngoài, nhưng từ chối cho biết chính xác xuất xứ từ quốc gia nào. "Tôi từng cảnh báo rằng không phải mọi viện trợ đều đem lại điều tốt đẹp cho nước mình", ông Magufuli nói.

Trước đó ngày 3-5, tổng thống Magufuli cũng sa thải người đứng đầu Cục Mua sắm vật tư y tế, chịu trách nhiệm phân phối vật tư, thiết bị y tế tại nước này.

Trong một diễn biến khác, Tanzania đang lên kế hoạch điều máy bay đến Madagascar đưa về một loại thuốc thảo dược được quảng cáo là có thể chữa COVID-19.

Ông Lova Hasinirina Ranoromaro - Chánh văn phòng Tổng thống Tanzania - cho biết, loại thuốc trên hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên và được bán nhiều tại châu Phi hiện nay.

Dẫu vậy cho đến nay, WHO vẫn đưa ra khuyến cáo không nên tự ý sử dụng cá loại thuốc lạ để chữa trị COVID-19 khi chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Đến ngày 5-5, Tanzania ghi nhận hơn 500 ca mắc COVID-19 trong đó 18 trường hợp tử vong.

Trước đó, chính quyền Tanzania còn vướng phải những chỉ trích khi báo chí thế giới cho rằng nước này đã che giấu tình hình dịch bệnh, thậm chí yêu cầu người dân cầu nguyện cho COVID-19 qua đi.

WHO: Mỹ chưa gửi bằng chứng, tuyên bố về nguồn gốc COVID-19 là 'suy đoán'

TTO - Đại diện WHO cho biết họ vẫn chưa nhận được bằng chứng từ Mỹ về nguồn gốc của virus corona chủng mới và do đó các tuyên bố về việc virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc chỉ là suy đoán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar