26/10/2022 11:00 GMT+7

Xếp hạng Times Higher Education (THE) 2023 của các đại học Việt Nam

T.TH
T.TH

Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2023. Năm nay, có 6 đại học của Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng uy tín bậc nhất thế giới này, tăng thêm 1 trường là Đại học Huế so với năm 2022.

Xếp hạng Times Higher Education (THE) 2023 của các đại học Việt Nam - Ảnh 1.

Các trường đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) 2023

Năm 2023, có 1.799 cơ sở giáo dục trên thế giới được THE xếp hạng, tăng 136 cơ sở so với năm 2021 là 1.662. Từ 3 trường đại học được THE xếp hạng năm 2021, tính đến năm 2023, Việt Nam đã tăng gấp đôi số trường được xếp hạng, bao gồm:

1. ĐH Duy Tân: vị trí 401-500,

1. ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 401-500,

3. ĐH Quốc gia Hà Nội: vị trí 1.001-1.200,

4. ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 1501+,

4. ĐH Huế: vị trí 1501+,

4. ĐH Quốc gia TP.HCM: vị trí 1501+.

Có 2 trường đại học lần đầu tiên được THE xếp hạng vào năm 2022 vẫn giữ vững vị trí xếp hạng trong Top 500 thế giới là ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng. Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vẫn giữ vị trí 1.001-1.200 thế giới như năm 2022.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tụt xuống vị trí 1501+. Năm 2023, có thêm một trường đại học của Việt Nam được THE xếp hạng. Đó là ĐH Huế với vị trí 1501+. Vị trí xếp hạng của các trường đại học trong nước trên bảng xếp hạng của Việt Nam hầu hết đều giữ nguyên so với năm 2022.

Top 10 trường đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng THE năm 2023:

1. ĐH Oxford, Anh

2. ĐH Harvard, Mỹ

3. ĐH Cambridge, Anh

4. ĐH Stanford, Mỹ

5. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ

6. Viện Công nghệ California (CIT), Mỹ

7. ĐH Princeton, Mỹ

8. ĐH California, Berkeley (UCB), Mỹ

9. ĐH Yale, Mỹ

10. Trường Imperial London, Mỹ

Ở Đông Nam Á, nếu tính số lượng trường được xếp hạng thì Malaysia dẫn đầu khu vực với 22 trường, trong đó có ĐH Malaya lọt vào Top 351-400 thế giới. Tiếp theo là Thái Lan và Indonesia với 18 trường. Vị trí thứ 3 thuộc về Việt Nam, với 6 trường. Philippines có 4 trường. Mặc dù Singapore chỉ có 2 trường được xếp hạng, nhưng cả 2 trường đều nằm ở vị trí cao nhất với:

1. ĐH Quốc gia Singapore (vị trí 19 thế giới), và

2. ĐH Công nghệ Nanyang (vị trí 36 thế giới).

Brunei có 1 trường được xếp hạng.

Top 10 trường trong khu vực Đông Nam Á năm 2023:

1. ĐH Quốc gia Singapore: vị trí 19,

2. ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore: vị trí 36,

3. ĐH Brunei Darussalam, Brunei: vị trí 301-350,

4. ĐH Malaya, Malaysia: vị trí 351-400,

4. ĐH Ateneneo de Manila, Philippines: vị trí 351-400,

6. ĐH Duy Tân, Việt Nam: vị trí 401-500,

6. ĐH Tôn Đức Thắng, Việt Nam: vị trí 401-500,

6. ĐH Teknologi Petronas, Malaysia: vị trí 401-500,

6. ĐH Utara Malaysia: vị trí 401-500,

10. ĐH Putra Malaysia: vị trí 601-800.

Được công bố lần đầu vào năm 2004, cho đến nay THE được công nhận là một trong những bảng xếp hạng uy tín nhất cho đánh giá các trường đại học trên toàn thế giới. Xếp hạng đại học thế giới theo THE được tính theo 5 "trụ cột" bao gồm tập hợp các chỉ số đại diện cho các tiêu chí đánh giá chính đối với một cơ sở giáo dục xuất sắc. Cụ thể mỗi chỉ số được kết hợp và sử dụng các trọng số sau:

Trụ cột Giảng dạy (30%)

- Tỉ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/cử nhân tốt nghiệp: 2,25%

- Tỉ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/giảng viên: 6%

- Danh tiếng về giảng dạy: 15%

- Thu nhập trung bình của đội ngũ: 2,25%

- Tỉ lệ sinh viên/giảng viên: 4,5%

Trụ cột Nghiên cứu (30%)

- Tỉ lệ công bố khoa học/giảng viên: 6%

- Tỉ lệ thu nhập từ nghiên cứu/giảng viên: 6%

- Danh tiếng về nghiên cứu: 18%

Trụ cột Trích dẫn khoa học (30%)

- Tác động của trích dẫn khoa học: 30%

Trụ cột Nguồn thu từ doanh nghiệp (2,5%)

- Tỉ lệ thu nhập từ chuyển giao tri thức/giảng viên: 2,5%

Trụ cột Tầm nhìn quốc tế (7,5%)

- Phần trăm giảng viên quốc tế: 2,5%

- Đồng tác giả quốc tế: 2,5%

- Phần trăm sinh viên quốc tế: 2,5%

Các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng các lĩnh vực của THE 2022

Vào ngày 6-10-2021, Times Higher Education (THE) - bảng xếp hạng này đã công bố xếp hạng các trường đại học thế giới theo các lĩnh vực chuyên môn cho năm 2022.

T.TH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar