23/08/2012 03:14 GMT+7

Xem xét đối tượng học

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TT - Nhu cầu ảo đang lấn át nhu cầu học thật trong đào tạo tại chức là điều khiến nhiều chuyên gia cho rằng nên xem xét lại quy định về đối tượng học tại chức.

Phóng to

Một lớp đại học tại chức ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG

GS Văn Như Cương cho rằng chất lượng đào tạo tại chức thấp là do có sự “gặp nhau” giữa người học và người dạy, cơ sở đào tạo trong việc “hợp thức hóa tấm bằng”. Nhiều người đi học không phải vì bổ sung kiến thức thật sự, nâng cao năng lực. Thậm chí nhiều người muốn không phải học mà có bằng. Trong khi đó người dạy, cơ sở đào tạo thì coi tại chức là “nồi cơm” nên càng nhiều người học càng tốt. Sự gặp nhau ở lợi ích riêng dẫn đến những bất cập trong đào tạo.

Cần đúng người, đúng việc

“Người nhà nước” phải có quy định chặt

Theo GS Phạm Minh Hạc, không thể buông lỏng để nhiều người sử dụng kinh phí của Nhà nước đi học tại chức nhưng học không hiệu quả, không mang lại lợi ích cho công việc, chỉ dùng bằng tại chức để được cộng điểm xin việc, thăng chức. Vì vậy, riêng với đối tượng đi học bằng tiền nhà nước cần có quy định cụ thể, chặt chẽ đối tượng nào được đi học, học nội dung gì, đáp ứng yêu cầu công việc thế nào. Cùng quan điểm, GS Văn Như Cương cho rằng phải có ràng buộc với những người đi học bằng tiền nhà nước. Nếu người học không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng yêu cầu cao hơn của công việc sau khi học thì phải có biện pháp chế tài.

Từ thực trạng này, GS Cương cho rằng việc quy định đối tượng học tại chức cần phải được xây dựng lại chặt chẽ hơn. Theo GS Cương, người học tại chức phải là người đã đi làm, có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề nghiệp. Các cơ quan cử người đi học phải căn cứ vào năng lực của cán bộ, nhân viên, yêu cầu cụ thể của công việc và sự bức thiết phải học nâng cao, bổ sung kiến thức. Người được cử đi học phải xác định rõ học cái gì, để dùng vào việc gì. Nói một cách khác là “đúng người, đúng việc”.

“Việc cho phép học sinh tốt nghiệp phổ thông, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng được học tại chức là không đúng bản chất của chương trình đào tạo vừa làm vừa học. Chương trình na ná hệ chính quy nhưng dễ dãi hơn, được cắt xén bớt, tuyển đầu vào, đánh giá đầu ra đơn giản, được áp dụng với những người học chưa có kinh nghiệm thực tế thì sản phẩm đào tạo chỉ là “phiên bản” méo mó của hệ chính quy. Đương nhiên cơ quan tuyển dụng không muốn nhận đối tượng lại cũng có lý” - GS Cương nhận xét.

Cùng quan điểm, GS Phạm Minh Hạc cho biết: Những năm 1960-1970, VN đã có hệ hàm thụ ở bậc đại học dành cho những người đã đi làm, quay lại học tập, bổ sung kiến thức. Hàm thụ cũng giống như hệ đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) bây giờ. Lý do sản phẩm hàm thụ lúc đó tốt vì người học có nhu cầu học thật để lấy kiến thức làm thật. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng không nở rộ nhanh như bây giờ, việc đánh giá người học cũng nghiêm túc.

GS Hạc bày tỏ quan điểm: “Chỉ nên quy định đối tượng học tại chức ngày nay là người đã tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó và có kinh nghiệm làm việc thực tế. Thậm chí, cần quy định cụ thể người làm việc trong chuyên ngành nào chỉ học tại chức chuyên ngành đó”.

Mở đầu vào, siết đầu ra

Trong khi đó với quan điểm “Ai có nhu cầu, có điều kiện thì nên tạo cơ hội để họ học tập, như thế mới đúng tinh thần xây dựng xã hội học tập, học suốt đời”, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không nên có quy định hạn chế đối tượng học tại chức. Vấn đề quan trọng là thay đổi cách thức, nội dung đào tạo phù hợp và việc đánh giá phải được làm nghiêm túc như đào tạo chính quy. Việc đánh giá người học trong quá trình và kết thúc khóa học nếu làm tốt sẽ đào thải những người học không đạt yêu cầu. “Ở nhiều nước, ai có nhu cầu bổ sung kiến thức đều có thể đăng ký khóa học, môn học phù hợp. Kể cả những người có trình độ kiến thức cao cũng vẫn học thêm nếu họ thấy cần, người già muốn đi học để mở mang kiến thức. Và cơ hội mở ra với tất cả. Vấn đề quan trọng ở chỗ việc đánh giá thi cử nghiêm túc. Nếu ta sợ tại chức chất lượng yếu mà chặn đầu vào thì không nên, thay vào đó nên “chặn” ở đầu ra” - GS Thuyết nhấn mạnh.

TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: không thể hạn chế nguyện vọng chính đáng được học tập của mọi người. Theo TS Lâm, cả những người đang làm việc ngành này, muốn học một chuyên ngành khác hẳn cũng không nên cấm. Vì mỗi người ở mỗi thời điểm đều có mục tiêu, nguyện vọng về công việc khác nhau. Nếu học để có kiến thức, đủ điều kiện thay đổi công việc thích hợp với mình hơn thì nên khuyến khích mới đúng”.

Để người học tại chức không sa vào tình trạng “học giả, bằng thật”, TS Lâm cho rằng “có thể tổ chức thi cử, đánh giá như đối với đào tạo chính quy. Chương trình, cách thức đào tạo khác nhau, nhưng việc đánh giá phải chặt chẽ như hệ chính quy. Cùng một chuyên ngành, chuẩn đầu ra của hệ tại chức và chính quy phải như nhau, và như thế tấm bằng tốt nghiệp cũng chỉ cần có một loại, không gây nên sự phân biệt như bây giờ”.

Ý kiến bạn đọc

* Mọi xã hội phát triển đều luôn tồn tại nền giáo dục tốt, giáo dục mở và luôn khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn của nền kinh tế tri thức, giáo dục lại càng được quan tâm hơn để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập. Với mỗi công dân, để phát triển cá nhân tốt thì họ cần, rất cần khả năng tự học và học tập suốt đời.

Việc dạy và học theo hình thức nào, loại hình đào tạo nào... nếu được tổ chức khoa học, hợp lý thì tất nhiên vấn đề về chất lượng đào tạo vẫn luôn được đảm bảo.

* Tôi là một cán bộ công chức. Tôi đã có một bằng đại học chính quy. Tôi hiện đang theo học văn bằng 2 hệ tại chức. Tôi đi học văn bằng 2 để lấy kiến thức về luật nhằm đáp ứng công việc của mình. Tôi nghĩ nên duy trì và tiếp tục với hệ tại chức văn bằng 2. Đối với hệ tại chức văn bằng 1 thì nên bỏ vì bây giờ có rất nhiều hình thức đào tạo liên thông để có được bằng ĐH chính quy.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Vừa hoàn thành tất cả các học phần, sinh viên Đỗ Ngọc Huế không may gặp tai nạn giao thông và qua đời. Hôm nay, chị gái của Huế đã lên bục nhận bằng tốt nghiệp thay em, khoảnh khắc khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động.

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Ngày 23-5, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết hôm nay kết thúc thời gian để thí sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT điều chỉnh nguyện vọng, các trường hoàn tất nhập liệu phiếu đăng ký dự thi.

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

TP.HCM công bố tiêu chuẩn của trường tiên tiến, hội nhập

Ngày 23-5, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chuẩn thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế.

TP.HCM công bố tiêu chuẩn của trường tiên tiến, hội nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar