17/09/2022 05:29 GMT+7

Xem triển lãm Baekje và Jeju, học được gì từ kinh nghiệm quảng bá di sản của Hàn Quốc

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tại Hàn Quốc, các di sản không chỉ được quảng bá như dấu tích vàng son của quá khứ mà còn được hiện diện trong đời sống hiện tại và tương lai thông qua những bộ phim, kịch, nhạc kịch, opera…

Xem triển lãm Baekje và Jeju, học được gì từ kinh nghiệm quảng bá di sản của Hàn Quốc - Ảnh 1.

Trưng bày thu hút nhiều người trẻ - Ảnh: T.ĐIỂU

Hai di sản thế giới của Hàn Quốc được UNESCO vinh danh là Đảo núi lửa - hang dung nham Jeju và Quần thể di tích lịch sử Baekje đang được Trung tâm Di sản thế giới Baekje, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và tỉnh tự quản đặc biệt Jeju phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới du khách tại bảo tàng này từ nay tới 16-10.

Mang chủ đề Baekje và Jeju: Từ di sản Hàn Quốc đến di sản thế giới, sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (22-12-1992 - 22-12-2022).

Khu di sản Baekje có niên đại 1.400 năm với các di tích tường thành, tôn giáo tín ngưỡng Phật giáo, khu lăng mộ hoàng gia hay đảo Jeju tươi đẹp với những bằng chứng lịch sử cho thấy sự hình thành Trái đất đều được giới thiệu khá kỹ tới người xem không chỉ qua hình ảnh 2D, các thông tin cơ bản ở triển lãm.

Người xem còn được tìm hiểu thông tin sâu qua mã QR, các hiện vật được phục chế, các di tích được phục dựng 3D chiếu trên màn hình, thậm chí cả những thước phim mô phỏng việc xây dựng các lăng mộ từ hàng ngàn năm trước.

Xem triển lãm Baekje và Jeju, học được gì từ kinh nghiệm quảng bá di sản của Hàn Quốc - Ảnh 2.

Lư hương đồng mạ vàng Baekje được phục chế, trưng bày tại Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Ban tổ chức không chỉ giới thiệu sinh động về hai di sản này mà còn tổ chức nhiều hoạt động trong nhiều ngày diễn ra trưng bày nhằm quảng bá văn hóa truyền thống Hàn Quốc tới người Việt như: mặc thử trang phục truyền thống Hàn Quốc và chụp hình, làm đèn lồng hình hoa sen, thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc và xem phim của quốc gia có ngành công nghiệp điện ảnh và phim truyền hình rất phát triển này.

Người xem được trầm trồ trước những hiện vật phục chế tinh xảo như: lư hương đồng mạ vàng Baekje được phát hiện ở di tích chùa Neungsanri (Lăng Sơn Lý tự) ở Buyeo, giữa khu lăng mộ hoàng gia. Đây là một kiệt tác thể hiện nghệ thuật, tư tưởng và văn hóa của Baekje.

Không chỉ được tìm hiểu về hai di sản thế giới của Hàn Quốc, về văn hóa của đất nước này được giới thiệu khá sinh động, người xem còn nhận ra Hàn Quốc đầu tư thế nào cho việc quảng bá di sản, văn hóa truyền thống của mình tới bè bạn quốc tế.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Bình - trưởng Phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, các triển lãm giới thiệu di sản Việt Nam của bảo tàng này ở nước ngoài hầu hết được thực hiện bằng kinh phí tài trợ từ các nước bạn. Ngân sách trong nước dành cho các hoạt động này rất hạn chế.

Xem triển lãm Baekje và Jeju, học được gì từ kinh nghiệm quảng bá di sản của Hàn Quốc - Ảnh 3.

Trải nghiệm làm đèn lồng Hàn Quốc tại trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Tại buổi họp báo trước khai mạc trưng bày vào chiều 16-9, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online, ông Gwiyoung Lee - giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Baekje Hàn Quốc - cho biết mỗi di sản thế giới ở Hàn Quốc đều có các cơ quan riêng làm nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản, tuyên truyền giá trị về di sản và đều trực thuộc Cục Di sản.

Ngoài việc quản lý các cơ quan này, Cục Di sản có nhiệm vụ xây dựng các chính sách tốt để bảo vệ và phát huy di sản. Ở cấp độ địa phương thì cũng có các cơ quan bảo vệ phát huy giá trị di sản.

Ông Gwiyoung Lee lấy ví dụ, Trung tâm Di sản thế giới Baekje là pháp nhân được thành lập bởi 5 địa phương có di sản này. Nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, quảng bá về di sản như tổ chức lễ hội quảng bá để thu hút mọi người đến với di sản.

Các di sản này không chỉ được quảng bá như dấu tích vàng son của quá khứ mà còn được hiện diện trong đời sống hiện tại và tương lai. Cách của Hàn Quốc là xây dựng những bộ phim, vở kịch, tác phẩm opera, nhạc kịch để lan tỏa di sản đến gần hơn với mọi người.

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

TTO - Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar