04/07/2005 06:00 GMT+7

Xem "Ngôi nhà không có đàn ông": Ngôi nhà mới có khác xưa...

HOÀI HƯƠNG
HOÀI HƯƠNG

TT - Dựng lại Ngôi nhà không có đàn ông - một vở kịch từng được những Hồng Đào, Phương Linh, Minh Ngọc, Thành Lộc... diễn - với một dàn diễn viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

Phóng to
Bà mẹ (Hồng Vân) đau khổ nhìn những đứa con dần đi theo tiếng gọi tình yêu, ngược với áp đặt của mình - Ảnh: Nguyễn Chương

Đây quả là một sự... liều, nếu không nói là... cố gắng quá sức.

Dù vậy, xem Ngôi nhà không có đàn ông vừa được làm lại tại sân khấu Kịch Phú Nhuận (đạo diễn Minh Hoàng), vẫn thấy đây là một kịch bản xứng đáng được khôi phục, với nhiều điều đáng nói.

Ngôi nhà ấy ngột ngạt, bức bối. Không phải vì cả năm người đàn bà trong đó không có khả năng tìm được người yêu. Ngược lại là khác, tất cả đều xinh đẹp, thông minh, duyên dáng. Chỉ vì họ bị đặt dưới một thứ "ách" bất bình thường của người mẹ, từng bị chồng phản bội nên đâm ra căm thù đàn ông và bắt tất cả những người con cũng phải căm thù như mình.

Nỗi căm thù rất mất tự nhiên ấy biến họ thành nữ tu hay nổi loạn ăn chơi thành chai đá, cho đến khi một người trong số đó - cô con gái út - dám yêu, dám có con và dám... im lặng bảo vệ tình yêu của mình và rốt cuộc bỏ đi theo tiếng gọi hạnh phúc.

Người ta không thể bình thường nếu bị ép trong những nguyên tắc bất thường, trái qui luật, trái với những khao khát tự nhiên rất con người. Hàng rào vô lý ấy không ai phá mà tự dưng sụp đổ, bởi tình yêu đã thắng. Câu chuyện gia đình khái quát thành chuyện xã hội, ý tứ mà tác giả Ngọc Linh gửi gắm trở nên sâu xa, có ý nghĩa lâu dài...

Tiếc rằng ý nghĩa ấy đã rơi vãi bớt trên đường... làm kịch. "Ngôi nhà xưa" (dựng trước đây) bức bối ngột ngạt, buộc người ta không chịu nổi mà phải bứt phá, sự bứt phá có thể xem là "cách mạng". "Ngôi nhà nay" dường như chỉ vì xộc xệch, buồn tẻ hoặc... buồn cười nên người ta muốn ra ngoài, vậy thôi. Ý nghĩa vẫn còn nhưng bị giảm.

Trong vai trò người mẹ, NSƯT Hồng Vân diễn ra sự khắc nghiệt của kẻ bị thành kiến làm cho mù quáng, và luôn mù quáng áp đặt sự vô lý lên người khác. Nghĩa là cái cớ cho sự ngột ngạt dường như mạnh hơn xưa, nhưng các diễn viên trẻ đã chưa nắm được cái cớ ấy.

Thái Hòa diễn chưa ra vai một chàng trai đẹp mẫu mực cả ngoại hình lẫn tâm hồn, lừng lững xuất hiện đem tình yêu chân thành "công phá" lý thuyết vô lý của bà mẹ rằng "đàn ông là sinh vật tồi tệ".

Thanh Vân có được vẻ đẹp hình thể lý tưởng, hợp vai Hạ - cô con gái nổi loạn ăn chơi nhất trong gia đình.

Khoảnh khắc ông Thiện, người đàn ông lớn tuổi hơn cô nhiều, đến chia tay từ biệt là một khoảng lặng đẹp của vở kịch. Ở khoảng lặng đó, Hạ (Thanh Vân) ứa nước mắt vì nhận ra dù trải qua rất nhiều đàn ông, đã chỉ có một tình yêu chân thành dành cho cô, nhưng tình yêu đó cũng không thể đem tới hạnh phúc.

Tuy nhiên, vẫn thấy đây là một vai diễn nặng, cần có thêm nhiều vốn sống hơn để có thể diễn tả sâu hơn về nội tâm, như trước đây đàn chị Hồng Đào từng lột tả tinh tế.

Vân Anh cũng có một vai hay: Xuân, cô chị cả hà khắc, bên ngoài cứng nhắc như nữ tu, luôn cố gắng theo khuôn phép nhưng không cưỡng lại được những rung động thầm kín trong lòng. Cơ hội để Vân Anh diễn "khác màu", nhưng tiếc rằng vì giao lưu "hài" nhiều với bạn diễn, cô vẫn chưa diễn tả thật sâu tâm trạng nhân vật.

Tiếc còn vì cái kết cục đề huề quá: mỗi người đều tìm được hạnh phúc của mình. Chẳng lẽ sự hà khắc không để lại hậu quả? Trong "ngôi nhà xưa", hậu quả ấy là người em gái quá lứa lỡ thì, gần 60 tuổi không còn có thể làm lại cuộc đời được nữa, dù người đưa ra "đạo luật cấm đàn ông" là bà chị hà khắc đã thay đổi quan niệm. Sự mất mát không gì có thể bù lại đó để lại một câu hỏi sâu xa khiến người ta phải tự vấn để bớt sai lầm.

Cuối cùng lại vẫn tiếc cho một vở chính kịch hay, sâu sắc đã chưa thể phục hình nguyên trạng hay đẩy lên cao hơn.

Vẫn là "giá như"... thi thoảng nguời làm kịch vượt qua nỗi sợ "doanh thu, thị hiếu", để những vở chính kịch có thể đường hoàng nói lên những nỗi đau, những mất mát, những sai lầm... đấu tranh cho sự toàn thiện, toàn mỹ của xã hội người.

Được như thế, sân khấu sẽ sâu sắc hơn nhiều.

HOÀI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

TTO - Rút thoải mái

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

Đường đi của đồng tiền

TTO - Đường đi xủa đồng tiền zig zag và ngoạn mục hơn bất kỳ đường đi bóng nào của anh tiền đạo thứ thiệt trong bóng đá.

Đường đi của đồng tiền

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

TTO - 'Triệu đóa hoa hồng' với (phần) 'Trăm đóa hoa hồng' cái nào hot hơn?

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử xảy ra nghịch lý: Đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) vẫn trượt ĐH

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

Thương vụ khờ dại của nhà nước

TTO - Trong khi thiên hạ tỉnh đòn / Buồn cho nhà nước vẫn còn ngây thơ.

Thương vụ khờ dại của nhà nước

Bất ngờ lộ ra

TTO - Nếu không có chuyện tình cờ/Tổ chuồn chuồn chẳng bất ngờ lộ ra.

Bất ngờ lộ ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar