20/07/2019 14:20 GMT+7

Xem ký họa 'Ký ức chiến trường' của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Ký họa của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong là những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ ở chiến trường Khu V, tái hiện những năm tháng lịch sử hào hùng một thời chiến tranh máu lửa.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 1.

Ký họa Khẩu đội cối 62 ly nữ, quân giải phóng huyện Phù Mỹ Bình Định, 20-2-1972.

Nhân kỷ niệm 72 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27-7), Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề Ký ức chiến trường giới thiệu đến công chúng 64 ký họa về chiến trường Khu V của liệt sĩ - họa sĩ .

Họa sĩ Hà Xuân Phong sinh năm 1937, quê ở Đà Nẵng. Trong chiến tranh, ông vừa là chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, vừa cầm bút vẽ.

Ký họa của Hà Xuân Phong là những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ ở chiến trường Khu V, tái hiện chân thực và sâu sắc năm tháng lịch sử hào hùng của một thời chiến tranh máu lửa.

64 tác phẩm ký họa chiến trường của Hà Xuân Phong được nhà điêu khắc Phạm Hồng lưu giữ đến nay.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 2.

Nhà thơ Thanh Quế xúc động ngắm tranh ký họa của đồng đội mình được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Chiều tối 19-7, trong buổi khai mạc triển lãm, nhà thơ Thanh Quế (75 tuổi) đang nằm viện điều trị dạ dày cũng tìm đến bảo tàng để ngắm nhìn những bức ký họa của đồng đội mình được treo ngay ngắn tại bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng.

Nhà thơ Thanh Quế xúc động nhớ lại: năm 1958, bức tranh áp phích đầu tiên Hà Xuân Phong vẽ tố cáo tội ác của bọn Mỹ - Diệm giết hại nhiều đồng chí ta bằng thuốc độc ở nhà tù Phú Lợi . Nhờ thế, Hà Xuân Phong được vào học trung cấp hội họa. Sau đó, anh sang học Cao đẳng Mỹ thuật ở Liên Xô.

Vừa về nước, sẵn có đợt đi B, anh xung phong về Nam. Ở chiến trường phải coi việc vẽ là việc phụ mà việc gùi cõng, làm rẫy, dời nhà - những việc cần bảo tồn cho sự sống là chính.

"Hà Xuân Phong thường bị sốt rét. Lúc sốt, anh nằm đừ nhưng sốt lui là anh làm rẫy, cõng gùi rất khỏe. Trên nóc gùi, anh cột theo giấy và bút vẽ. Khi dừng chân, mọi người tranh thủ mắc võng nghỉ thì Hà Xuân Phong đem giấy mực ra phác thảo" nhà thơ Thanh Quế nhớ lại.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 3.

Triển lãm góp phần kể câu chuyện kháng chiến chống Mỹ của dân tộc với bạn bè quốc tế - Ảnh: Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng

Hà Xuân Phong vẽ rất nhiều đề tài nhưng theo nhà thơ Thanh Quế, thành công nhất của anh là vẽ hình ảnh những bà mẹ, những em bé. Tay bút của anh như run rẩy, xúc động khi vẽ mảng tranh này.

Người chiến sĩ - họa sĩ tài hoa ấy đã hy sinh ở tuổi 37 trong một chuyến công tác khi vượt sông Trà Nô, Hiệp Đức, Quảng Nam. Anh để lại hàng trăm bức ký họa chiến trường, trong đó có nhiều tác phẩm hiện nay thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm Ký ức chiến trường diễn ra đến hết ngày 30-7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Một số tác phẩm ký họa của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong tại triển lãm:

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 4.

Ký họa Khẩu đội cối 82 quân Giải phóng, huyện Phù Mỹ đang nhận mục tiêu tại trận địa, Bình Định, 21-2-1972 .

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 5.

Ký họa Thay băng cho trẻ, ngày 17-11-1970

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 6.

Ký họa Đội an ninh xã Mỹ thắng đang trực chiến trên xác xe tăng giặc .

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 7.

Trên bờ biển Phú Thư, Phù Mỹ - ngày 5-5-1972.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 8.

Công nhân nhà máy in tỉnh Bình Định đang khẩn trương in chính sách, truyền đơn và mệnh lệnh khởi nghĩa của Bộ chỉ huy quân sự mặt trận Bình Định - 6-4-1972.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 9.

Đại đội 2, Trung đoàn xe tăng Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ trên đường hành quân ra mặt trận - 24-6-1974.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 10.

Đại đội 2, trung đoàn xe tăng quân giải phóng vùng Trung Trung Bộ - 23-8-1974.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 11.

Pháo thủ 12 ly 7, Đại đội 2 trung đoàn xe tăng quân giải phóng miền Trung Trung Bộ vẽ ngày 19-8-1974.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 12.

Pháo binh quân giải phóng trút bão lửa vào Trung đoàn 40 huyện Hoài Nhơn. 1-5-1972.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 13.

Các em làm gạo giúp các chú giải phóng quân. - 1-1-1970.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 14.

Quân giải phóng chốt trên cứ điểm biên phòng Nông Sơn, Quảng Nam.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 15.

Ký họa Mẹ Kết (Bình Định) kiên cường bám trụ nuôi bộ đội, cán bộ suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ. Bác Sương xã Mỹ Thắng có 4 người con cho đi nhập ngũ cứu nước.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 16.

Du kích xã Đức Phong làm mìn tự tạo (10-1969).

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 17.

Dưới lũy tre làng bị tàn phá lại mọc lên mái trường nhỏ.

Xem ký họa Ký ức chiến trường của liệt sĩ - họa sĩ Hà Xuân Phong - Ảnh 18.

Trong một túp lều nhỏ - ký họa bút sắt, chì.

TTO - Hơn 200 bức ký họa trực tiếp tại đường Trường Sơn trong những năm 1960-1975 được trưng bày tại triển lãm Ký ức đường Trường Sơn nhân 60 năm thành lập đường Trường Sơn huyền thoại (1959-2019).

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar