20/10/2018 15:58 GMT+7

Xe lửa tông người đi lễ hội, các bên đổ lỗi cho nhau

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Các quan chức đường sắt Ấn Độ và các quan chức địa phương nơi xảy ra tai nạn đang đổi lỗi cho nhau về tai nạn thảm khốc làm thiệt mạng đến 60 người.

Xe lửa tông người đi lễ hội, các bên đổ lỗi cho nhau - Ảnh 1.

Người thân các nạn nhân của vụ tàu hỏa tông vào đoàn người hành lễ - Ảnh: REUTERS

Theo thông tin từ quan chức cứu hộ của Ấn Độ nói với Hãng tin AFP, số người thiệt mạng trong tai nạn xảy ra tối 19-10 ở TP Amritsar là 59 người chết và 90 người bị thương. Nhưng truyền thông Ấn Độ đưa ra con số 61 người thiệt mạng trong thống kê sáng nay 20-10.

Trong khi đó, theo Hãng tin Reuters, các quan chức đường sắt Ấn Độ và các quan chức TP Amritsar thuộc miền Bắc Ấn Độ đang đổ lỗi cho nhau về việc quản lý dẫn đến tai nạn đường sắt thảm khốc nhất trong nhiều năm qua ở Ấn Độ.

Người dân địa phương cho rằng lễ hội Dussehra là lễ hội truyền thống thường niên của đạo Hindu. Ai cũng biết đây là lễ hội diễn ra tụ tập đông người vào buổi tối, có đốt hình nộm, bắn pháo hoa.

Người dân cho rằng lễ hội đã được thông báo trước về giờ giấc và địa điểm nên đương nhiên phía đường sắt phải biết để canh giờ tàu chạy hoặc buộc tàu chạy chậm khi qua khu vực có lễ hội hoặc có kéo còi khi sắp đến nơi.

Cảnh sát và các nhân chứng khẳng định đoàn tàu nói trên đã lao vào đám đông mà không hề có tiếng còi cảnh báo.

Đám đông này đứng trên một đường ray xe lửa để xem cảnh bắn pháo hoa tại lễ hội Dussehra truyền thống của đạo Hindu.

Một nhân chứng nói đoàn tàu không hề bóp còi khi chạy ngang qua địa điểm hàng trăm người đang tập trung xem đốt pháo hoa. 

Theo nhân chứng này, ban đầu mọi người đứng cách xa đường ray xem nhà tổ chức đốt một hình nộm quỷ Ravana trong lễ hội Dussehra. Lát sau, hình nộm cháy kích hoạt pháo hoa trên cao, đám đông bắt đầu lùi dần ra phía đường ray để dễ ngắm pháo hoa.

Một cảnh sát có mặt tại hiện trường cho biết: "Có nhiều âm thanh của tiếng pháo nổ phát ra và dường như họ không thể nghe thấy tiếng đoàn tàu đang đến gần".

Trong khi đó, một nhân chứng khác kể rằng có "tiếng la hét thất thanh" khi đám đông nhận thấy một đoàn tàu "lao rất nhanh" về phía họ.

Nhân chứng này nói: "Mọi người chạy tán loạn và bất ngờ một đoàn tàu khác lao vào những người này".

Xe lửa tông người đi lễ hội, các bên đổ lỗi cho nhau - Ảnh 2.

Cảnh sát Ấn Độ đi tuần tra vào sáng 20-10 ở khu vực đường ray xe lửa xảy ra tai nạn chết nhiều người tối trước đó - Ảnh: REUTERS

Theo báo Press Trust of India của Ấn Độ, sở dĩ thương vong quá cao là vì thời điểm đó có tới hai đoàn tàu đi đến trên hai đường ray từ hai hướng khác nhau, khiến đám đông không có nhiều khoảng trống để chạy thoát thân.

Giới chức trách địa phương cho biết tất cả thương vong đều do một đoàn tàu đâm phải, nhưng nếu không có đoàn tàu thứ hai chắn đường mọi người có thể có cơ hội chạy tránh nhanh hơn.

Tai nạn xảy ra tối 19-10 là tai nạn tồi tệ nhất trong nhiều năm nhưng ông Manoj Sinha - bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ, cho biết họ không thể chịu trách nhiệm cho những người tụ tập trên đường ray.

"Không thể đổ lỗi cho bên đường sắt được vì chúng tôi không được thông báo về buổi lễ. Tại sao nó được tổ chức ở đó (trên đường ray)? Không có thông báo gì cho bên đường sắt cả", ông Sinha nói với các nhà báo khi đến thăm địa điểm xảy ra tai nạn, với các quan chức và cảnh sát bao bọc phòng ngừa khả năng phản ứng từ người thân các nạn nhân.

Các nhân chứng cho biết buổi lễ hôm 19-10 đã bị trì hoãn vài giờ bởi người chủ trì đã đến trễ. Cũng có thể lý do đó khiến đoàn người có mặt vào thời điểm tồi tệ: giờ của cả hai đoàn tàu cùng đến.

Sự giận dữ của đám đông vì thế đã hướng về ông Navjyot Kaur Sidhu, cựu nghị sĩ bang Punjab, người đã đến trễ dù có vinh dự đứng ra đốt cháy các hình nộm của lễ hội và ông ta sau đó đã rời đi ngay trước khi xảy ra tai nạn.

Ông Bikram Singh Majitha, một nhà lãnh đạo của Đảng Akali Dal tại địa phương, cho biết nghi lễ đốt hình nộm thường diễn ra vào lúc hoàng hôn, không được muộn hơn.

"Trên một số video mà mọi người đã quay đươc quý vị có thể nhìn thấy ngay khi hình nộm được đốt lên thì đoàn tàu đã ầm ầm chạy đến từ phía bên kia. Thật kinh khủng, ban tổ chức phải trả lời tại sao xảy ra sự chậm trễ đó", ông Majitha kết tội.

Nhưng bà Kaur, vợ của bộ trưởng Navjyot Singh Sidhu, cho biết các hình nộm đã được đốt cháy ở sáu điểm trong TP Amritsar và hầu hết các điểm đều gần các đường ray xe lửa.

"Giới hữu trách (đường sắt) ít nhất nên có hướng dẫn để làm chậm tốc độ của tàu. Chưa từng thấy sai lầm lớn như vậy", bà Kaur phát biểu trên truyền hình.

Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi nói ông vô cùng đau lòng khi nghe tin tai nạn. "Đã yêu cầu các quan chức hỗ trợ ngay lập tức cho người dân" - Thủ tướng Modi viết trên Twitter.

Chuyện tai nạn liên quan đến tàu lửa ở Ấn Độ không hiếm nhưng vụ tai nạn tối 19-10 có thể xem là thảm họa kinh hoàng nhất ngành đường sắt Ấn Độ trong vài năm gần đây. Vụ nghiêm trọng gần nhất là vào năm 2016, 146 người chết khi một đoàn tàu trật đường ray ở Đông Ấn Độ.
Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Ngày 1-7, ông Trump thăm trung tâm giam giữ người nhập cư mới ở Florida và đùa rằng cá sấu ở đây "sẽ làm quản ngục".

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Bị siết tại Mỹ, Temu và Shein mất triệu người dùng, nhưng lại tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác

Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không can thiệp và đang chờ đối thoại với Thái Lan để giải quyết vấn đề biên giới.

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar