07/04/2016 11:30 GMT+7

Xây nhà tặng cha mẹ sinh viên

HIẾU GIANG
HIẾU GIANG

TTO - Ở vùng sông nước miền Tây, không ít sinh viên khó khăn vừa đi học lại vừa có nhà, có vốn làm ăn, được vay tiền mua máy tính xách tay với lãi suất 0 đồng...

Căn nhà của gia đình sinh viên Trương Thị Kiều Tiên hoàn thành đầu tháng 3-2016 - Ảnh: Ngọc Hiển

“Hoạt động nào có nghĩa, có tình thì đoàn viên sẽ thấu hiểu mà hăng hái tham gia chứ cứ bề nổi, cứ phong trào mãi thì có bắt ép cũng chẳng hiệu quả. Khi những nguyện vọng chính đáng của đoàn viên trở thành hiện thực thì khi đó Đoàn đã ở trong lòng, trong trái tim của họ rồi

Anh Trương Tấn Đạt

Những hoạt động nghĩa tình mà Đoàn thanh niên Trường ĐH Đồng Tháp nhiều năm qua đã âm thầm tiếp sức cho đoàn viên của trường mình vững tâm bước trên con đường học vấn.

6 năm xây 35 căn nhà

Về ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), cả một con hẻm nhỏ men theo con kênh 307 cạn trơ đáy chỉ lác đác vài ngôi nhà mái lá nhưng cuối hẻm lại xuất hiện một ngôi nhà bêtông khang trang.

Chỉ tay vào tấm bảng nhỏ đặt trước nhà có hình huy hiệu Đoàn, bí thư Đoàn Trường ĐH Đồng Tháp Trương Tấn Đạt cho biết nghĩa tình chính là ở dòng chữ “Ngôi nhà 3.000 đồng”. Đây là ngôi nhà được xây dựng từ tấm lòng của các đoàn viên Trường ĐH Đồng Tháp với số tiền 3.000 đồng của mỗi đoàn viên.

Người may mắn nhận được tấm lòng đó là gia đình của bạn Trương Thị Kiều Tiên, sinh viên năm cuối ngành sư phạm âm nhạc.

Dù năm nay đã 29 tuổi nhưng giấc mơ đặt chân đến giảng đường đã thôi thúc Tiên bỏ qua những mặc cảm tuổi tác để ôn luyện kiến thức, thi vào hệ cao đẳng của trường cách đây 3 năm. Những đêm trời mưa, ngồi học dưới căn nhà mái lá dựng cách đây cả chục năm Tiên mới thấu hiểu nỗi cơ cực khi sống trong căn nhà dột nát.

“Hứng bên này thì dột bên kia, ướt cả chăn màn. Cứ có gió to là cả gia đình lại nơm nớp lo sợ sập nhà bởi cột kèo mối ăn xiêu vẹo hết rồi” - Tiên nói.

Từ cái khốn khó đó, Tiên đã viết đơn gửi đến bí thư Đoàn trường và chỉ trong một thời gian ngắn, giấc mơ về một ngôi nhà kiên cố đã trở thành hiện thực.

Cha của Tiên, cựu chiến binh Trương Văn Hôi (70 tuổi), đã rơi nước mắt khi căn nhà này được bàn giao vào đầu tháng 3 vừa rồi. “Mừng dữ lắm, nghe tin được cho tiền cất nhà hai vợ chồng tui vui quá, mấy đêm liền không ngủ, cả đời cũng không nghĩ tới” - ông Hôi nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga (68 tuổi) ở ấp An Định, xã An Bình, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cũng không ngờ có một ngày bà được sống trong ngôi nhà có lát gạch hoa.

Bà Nga làm nghề đãi nghêu, đãi hến ở ven sông, số tiền ít ỏi ki cóp được bà để dành nuôi đứa cháu gái Ngọc Huyền học đại học. Do đó, căn nhà xây bằng gạch là điều bà Nga không dám mơ tới.

Bỗng một ngày, thầy bí thư Đoàn trường đến thông báo Đoàn thanh niên sẽ hỗ trợ 30 triệu đồng để gia đình xây nhà khiến bà vui mừng khôn xiết.

“Mẹ bé Huyền bỏ đi khi mới lọt lòng, cha nó ung thư đã mất, chỉ có bà cháu côi cút thấy tội nghiệp, nhưng giờ có được mái nhà là mừng lắm. Không ngờ đi học mà lại có nhà” - bà Nga nói.

San sẻ với đoàn viên

Gia đình của ông Hôi, bà Nga chỉ là 2 trong số 35 hoàn cảnh khó khăn như thế đã được Đoàn Trường ĐH Đồng Tháp hỗ trợ để xây dựng 35 căn nhà từ năm 2010.

Không chỉ dừng lại ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp, những căn nhà nghĩa tình này đã đến với gia đình của các sinh viên ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Kiên Giang.

Anh Trương Tấn Đạt cho biết ý tưởng xây dựng “Ngôi nhà 3.000 đồng” được anh nung nấu từ năm 2010.

Khi đó, anh vận động các đoàn viên trong trường dành ra một khoản tiền nhỏ, chưa bằng một bữa ăn sáng để gom góp xây dựng những căn nhà cho các sinh viên khó khăn. Sau đó, Đoàn trường khảo sát những trường hợp khó khăn để trao tiền xây nhà với số tiền 30 triệu đồng.

Các gia đình tùy điều kiện sẽ góp thêm tiền đối ứng để xây nhà theo ý muốn. Với mỗi gia đình được xây nhà, Đoàn trường đều kết hợp với các xã đoàn để lực lượng đoàn viên ở các địa phương cùng chung tay góp công, góp sức.

Có gia đình quá khó khăn không mua được vật tư, các xã đoàn đã đứng ra bảo lãnh để các gia đình sớm được ở trong những căn nhà mới.

Không chỉ xây nhà, Đoàn thanh niên Trường ĐH Đồng Tháp còn xây dựng quỹ giúp bạn vượt khó với hoạt động góp vốn cho gia đình sinh viên làm kinh tế. Đã có ba gia đình khó khăn được nhận nguồn vốn từ quỹ này để mua bò và mua heo.

Số tiền gốc và tiền lời từ việc chăn nuôi này Đoàn gửi tặng lại các gia đình để tiếp thêm động lực cho các sinh viên khó khăn vững tâm đến trường.

Ngoài ra, Đoàn trường được xem là “ngân hàng 0 đồng” khi cho sinh viên mượn tiền đóng học phí, mua máy tính xách tay với lãi suất 0 đồng. Mỗi sinh viên khó khăn được mượn tối đa 3 triệu đồng.

Câu lạc bộ “Chung sức”

Câu lạc bộ “Chung sức” được gầy dựng để những sinh viên khuyết tật sinh hoạt, xóa bỏ những rào cản đối với người khuyết tật. Cũng chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó mà câu lạc bộ này đã có rất nhiều sinh viên dù lành lặn nhưng vẫn sinh hoạt thường xuyên, tạo ra sân chơi nghĩa tình. “Mỗi người dù lành lặn hay khuyết tật đều hợp sức cùng nhau để mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống” - anh Lê Phước Vinh, cán bộ Đoàn Trường ĐH Đồng Tháp, chia sẻ.

HIẾU GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar