22/03/2017 17:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

​Xâm nhập mặn xuất hiện ở các tỉnh ven biển ĐBSCL

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Từ cuối tháng 2-2017 đến nay, một số nơi ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang..., hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam nhận định, trong tháng 3-2017, độ mặn 4‰ tiếp tục xâm nhập các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách cửa sông từ 25 km đến 35 km. Riêng vùng cách cửa sông từ 35 km đến 45 km, mặn 4‰ xuất hiện lúc triều cường. Tháng 5, nếu không có mưa thì độ mặn trên các cửa sông còn cao hơn và có khả năng kéo dài đến tháng 6.

Theo Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở cuối nguồn sông Mê Kông và có tổng diện tích khoảng 4 triệu ha. Phần lớn diện tích đất tự nhiên đều cao hơn mực nước biển khoảng 1 m với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt nhưng thiếu công trình kiểm soát mực nước cũng như trữ nước.

Chính vì vậy, phần lớn lượng dòng chảy vào mùa khô (khoảng từ 40 tỉ đến 50 tỉ m3) đều đổ ra biển, trong khi lượng nước lấy được để phục vụ sản xuất và sinh hoạt chiếm tỉ lệ nhỏ. Dòng chảy về đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên thiếu hụt nên xâm nhập mặn tăng cao và thiếu nước phục vụ sản xuất. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu và khai thác nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Để ứng phó với tình trạng này, trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, khẩn trương tiến hành khảo sát thiết kế và xây dựng một số cống ngăn mặn có khẩu độ lớn từ 20 - 30m ở các tỉnh như: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, nhằm khép kín hệ thống cống ngăn mặn ở một số tỉnh, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Cùng với biện pháp công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Nam Bộ đã phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long triển khai các biện pháp phi công trình, như: tăng cường công tác dự báo cảnh báo hạn hán xâm nhập mặn, tổ chức các lớp tuyên truyền hướng dẫn người dân các kiến thức chống hạn chống xâm nhập mặn để đảm bảo sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: xâm nhập mặn

Tin cùng chuyên mục

Herbalife đồng hành khích lệ Đội tuyển Bóng đá Nữ Quốc gia Việt Nam

Ngày 29-6 vừa qua, Herbalife tổ chức khu vực Booth Activation & Fanzone lần đầu tiên với sự tham gia của đông đảo thành viên độc lập tại sân vận động Việt Trì, Phú Thọ.

Herbalife đồng hành khích lệ Đội tuyển Bóng đá Nữ Quốc gia Việt Nam

Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon

Chăn nuôi gia súc để lấy da làm túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.

Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon

Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS

Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.

Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS

VNPT chủ động ‘Giữ cửa - Canh dữ liệu’ phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp

Từ ngày 1-7, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Cổng CVCQG) chính thức trở thành "một cửa số", đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, hướng tới nâng cao hiệu quả phục vụ, mang lại trải nghiệm thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

VNPT chủ động ‘Giữ cửa - Canh dữ liệu’ phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp

Hàn Quốc kiểm soát ứng dụng được tải sẵn của Samsung

Theo Đạo luật Kinh doanh Viễn thông của Hàn Quốc, các nhà sản xuất và nhà mạng di động bị cấm cài đặt trước các ứng dụng không cần thiết mà không thể xóa.

Hàn Quốc kiểm soát ứng dụng được tải sẵn của Samsung

Australia tìm cách loại bỏ ‘thiên địch’ của rạn san hô Great Barrier

Các nhà khoa học mới đây đã sử dụng một chất tổng hợp từ sao biển gai (CoTS) để thu hút loài ăn san hô này khỏi rạn san hô Great Barrier và tiêu diệt chúng.

Australia tìm cách loại bỏ ‘thiên địch’ của rạn san hô Great Barrier
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar