27/04/2025 07:50 GMT+7

Xăm hình rồng phượng kín tay với 'giá mềm’, nam thanh niên nhiễm khuẩn, rỉ dịch

Sau khi đi xăm hình rồng phượng kín tay, nam thanh niên bị tổn thương lan rộng, rỉ dịch, ngứa rát do viêm da tiếp xúc kèm nhiễm khuẩn.

xăm hình - Ảnh 1.

BS Nguyễn Tiến Thành thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Anh T.N.H. (30 tuổi, Hà Nội) là một freelancer trong lĩnh vực thiết kế đã quyết định xăm hình rồng phượng lớn phủ kín cánh tay để thể hiện dấu ấn cá nhân.

"Tôi thấy một tiệm xăm trên mạng có nhiều mẫu đẹp, giá mềm nên qua làm luôn. Họ không hỏi gì, cũng chẳng thử mực. Ba ngày đầu hơi rát, tôi nghĩ bình thường.

Nhưng từ hôm thứ tư, da bắt đầu ngứa ngáy, sưng đỏ và có mủ. Tôi gãi nhiều, rồi ngâm nước lá, nhưng càng ngày càng rát hơn, lan ra cả vùng khuỷu tay và vai", anh H. kể. Đến khi không chịu nổi, anh mới quyết định đi khám.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: "Anh H. bị viêm da tiếp xúc cấp tính, kèm theo dấu hiệu bội nhiễm. Nguyên nhân chính do quy trình xăm không đảm bảo vô khuẩn. Vùng da mới xăm chưa lành đã bị vi khuẩn xâm nhập qua các vi chấn thương".

Theo bác sĩ Thành, thực tế có nhiều cơ sở xăm nhỏ lẻ, người thực hiện thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản về quy trình vệ sinh. 

Các dụng cụ như kim, máy xăm nếu không được tiệt trùng đúng cách dễ làm da bị nhiễm khuẩn, sưng viêm, thậm chí có thể hình thành ổ áp xe dưới da nếu không xử lý kịp thời.

"Xăm là một dạng thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ tổn thương mô và đưa dị vật vào cơ thể. Khi xăm ở nơi không đảm bảo điều kiện y tế, da có thể phải ‘trả giá’ rất đắt, không chỉ là sẹo mà còn có nguy cơ nhiễm trùng máu, lây nhiễm bệnh lý nguy hiểm như viêm gan B, HIV nếu dụng cụ dùng chung không khử trùng", bác sĩ Thành cảnh báo.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc khánh sinh, chống viêm… kết hợp chăm sóc tại chỗ chống kích ứng và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng tổn thương có cải thiện nhưng vẫn cần theo dõi sát trong thời gian tới.

Anh H. không phải trường hợp cá biệt. Theo bác sĩ Thành, thời gian gần đây, tiếp nhận nhiều trường hợp người trẻ bị viêm da, nhiễm trùng, sưng tấy hoặc dị ứng nghiêm trọng sau khi xăm tại các cơ sở nhỏ, không phép.

Có bệnh nhân bị phù sau một đêm xăm mình. Có bệnh nhân thì hình xăm nhiễm trùng, nhiễm vi rút như HPV - hạt cơm phẳng… phải can thiệp y tế kéo dài cả tháng. 

"Điểm chung là đều xăm tại các tiệm không rõ nguồn gốc, tay nghề không được kiểm soát, và dụng cụ xăm không đảm bảo tiệt trùng", bác sĩ Thành chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu có nhu cầu xăm, người dân nên chọn cơ sở có giấy phép hành nghề, người thực hiện có chứng chỉ chuyên môn.

Toàn bộ quy trình cần được đảm bảo vô khuẩn nghiêm ngặt, từ dụng cụ đến không gian thao tác. Người xăm nên yêu cầu kiểm tra kỹ trước khi thực hiện và không nên vì giá rẻ mà đánh đổi sức khỏe làn da.

Ngoài ra, trước khi xăm bạn nên suy nghĩ kỹ về việc quyết định "lưu lại" dấu ấn trên cơ thể. Bên cạnh đó, có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, đánh giá cơ thể mình có phải cơ địa dị ứng, vùng da muốn xăm đang có tổn thương không và có phù hợp thực hiện thủ thuật xăm không.

Cảnh báo hình xăm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Theo SciTechDaily, một nghiên cứu mới của Đại học Lund (Thụy Điển) cho thấy hình xăm có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư hệ bạch huyết hoặc ung thư hạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar