19/02/2025 11:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xác suất tiểu hành tinh 55m va chạm Trái đất lại tăng lên

Xác suất va chạm của tiểu hành tinh 55m với Trái đất vào năm 2032 đã tăng lên 3,1%, khiến nó trở thành tiểu hành tinh có tính đe dọa nhất từng được ghi nhận bằng mô hình dự báo hiện đại.

Xác suất tiểu hành tinh 55m va chạm Trái đất lại tăng lên - Ảnh 1.

Hình minh họa tiểu hành tinh 2024 YR4 có 3,1% xác suất va chạm với Trái đất vào năm 2032 - Ảnh: Hindustan Times

Theo dữ liệu được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 18-2, tiểu hành tinh 2024 YR4 hiện có 3,1% khả năng đâm vào Trái đất vào năm 2032, tăng so với xác suất của 2 lần tính toán trước đó là khoảng 1% và hơn 2,3%.

Mặc dù xác suất va chạm tăng, các chuyên gia cho rằng không cần phải đưa ra cảnh báo. Cộng đồng thiên văn học toàn cầu đang theo dõi sát sao tình hình và kính viễn vọng không gian James Webb sẽ được điều chỉnh để tập trung quan sát 2024 YR4 trong tháng tới.

Hãng tin AFP dẫn lời ông Bruce Betts, nhà khoa học trưởng của tổ chức phi lợi nhuận Planetary Society, cho biết chắc chắn chúng ta sẽ không thoải mái hay vui mừng khi thấy xác suất này tăng lên. Tuy nhiên nếu các nhà thiên văn học thu thập thêm dữ liệu để tính toán, con số này có khả năng tăng lên nữa trước khi giảm xuống bằng 0.

Các nhà thiên văn học tại Đài quan sát El Sauce Observatory (Chile) lần đầu tiên phát hiện 2024 YR4 vào ngày 27-12-2024. Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 55m, tức bằng chiều cao của tháp nghiêng Pisa (Ý). Nếu đâm vào Trái đất, nó có khả năng san phẳng một thành phố.

Mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế (IAWN), một tổ chức hợp tác phòng thủ hành tinh trên toàn thế giới, đã ban hành một bản ghi nhớ cảnh báo vào ngày 29-1 sau khi xác suất va chạm của 2024 YR4 vượt 1%. Kể từ đó, con số này dao động nhưng có xu hướng tăng lên.

Những tính toán mới nhất của NASA cho thấy xác suất này hiện nay là 3,1% và ngày dự tính xảy ra va chạm với Trái đất là 22-12-2032. Con số này tương đương với tỉ lệ 1/32, gần giống với việc đoán đúng kết quả của 5 lần tung đồng xu liên tiếp.

Lần gần nhất một tiểu hành tinh hơn 30m gây ra rủi ro đáng kể như vậy là Apophis vào năm 2004, khi nó có xác suất 2,7% va chạm với Trái đất vào năm 2029. Những quan sát thêm sau đó đã giúp các nhà thiên văn học loại trừ khả năng va chạm này.

"Đây là một sự kiện cực kỳ hiếm. Nó không phải là một khủng hoảng ở thời điểm hiện nay. Nó không phải là kẻ giết chết khủng long. Không phải một sát thủ hành tinh. Mối nguy hiểm nhất mà nó đặt ra là cho một thành phố", ông Richard Moissl, đứng đầu Văn phòng phòng thủ hành tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), cho biết.

Dữ liệu từ kính James Webb sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hơn quỹ đạo của 2024 YR4 trong những tháng và năm tới. Nếu rủi ro lớn hơn 10%, IAWN sẽ đưa ra cảnh báo chính thức, với "khuyến nghị tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc có lãnh thổ nằm trong khu vực có khả năng bị đe dọa bắt đầu chuẩn bị ứng phó trên cạn".

Không giống như thiên thạch rộng 10km từng xóa sổ khủng long, 2024 YR4 chỉ được phân loại là "sát thủ thành phố". Dù không gây ra thảm họa toàn cầu, nhưng 2024 YR4 vẫn có khả năng gây ra tàn phá đáng kể.

Xác suất thiên thạch 55m va chạm Trái đất tăng gấp đôi

Những tính toán mới nhất cho thấy xác suất va chạm giữa thiên thạch 2024 YR4 với Trái đất vào năm 2032 tăng gấp đôi so với ước tính trước đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar