09/02/2022 16:28 GMT+7

WWF: Loài hổ có thể đã biến mất khỏi Lào

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Bất chấp các cuộc tìm kiếm rộng khắp, sử dụng cả camera đặt trong các cánh rừng, không một hình ảnh hay lời kể nào về sự xuất hiện của hổ được ghi nhận ở Lào trong 10 năm qua.

WWF: Loài hổ có thể đã biến mất khỏi Lào - Ảnh 1.

Không riêng gì Lào, loài hổ ở các nơi khác cũng đang gặp nguy hiểm vì bị săn bắt trái phép, môi trường sống thu hẹp - Ảnh: WWF

Theo báo Laostian Times ngày 9-2, phát hiện trên dẫn tới việc Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) kết luận loài hổ đã biến mất khỏi Lào.

Lào từng là một trong 13 quốc gia trên thế giới còn hổ, nhưng số lượng ít và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Nơi đây từng chứng kiến số lượng hổ đáng kể, vào thập niên 1980 hổ còn từng đi lang thang ở ngoại ô Vientiane, nơi đặt Đại học Quốc gia Lào hiện nay.

Mặc dù có diện tích rừng rộng lớn và môi trường sống thích hợp, con mồi của hổ và bản thân hổ đã bị săn bắt đến bờ vực tuyệt chủng.

Nhân Tết Nhâm Dần 2022, WWF-Lào đã khởi động chương trình bảo tồn 5 năm mới bao gồm việc bảo vệ và phục hồi các loài ưu tiên của quốc gia và toàn cầu, bao gồm cả loài hổ ở Lào.

Tổ chức này tự tin việc hồi sinh hổ trong tự nhiên ở Lào là hoàn toàn khả thi. Việc đưa hổ trở lại Lào không chỉ mang lại lợi ích cho tự nhiên mà còn cho cả con người, theo Laostian Times.

"Là những kẻ săn mồi hàng đầu, hổ hoang dã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hài hòa của các hệ sinh thái trên hành tinh. Bằng cách săn các động vật ăn cỏ, hổ giúp giữ cân bằng giữa loài ăn cỏ và thảm thực vật mà chúng kiếm ăn", tờ báo của Lào lý giải.

Theo WWF, sự suy giảm loài hổ tại Lào là một lời nhắc nhở về tình trạng nguy cấp của động vật hoang dã nói chung và loài hổ nói riêng trên toàn cầu.

Mặc dù đã có một số tiến bộ đáng ghi nhận trong việc hồi sinh hổ hoang dã, những thành quả này vẫn còn mỏng manh và không đồng đều. Số lượng hổ và phạm vi sống của chúng hiện nay chỉ còn dưới 5% so với mức từng có trong quá khứ.

Hội nghị thượng đỉnh về hổ toàn cầu lần thứ 2 vào ngày 5-9 tại Vladivostock (Nga) được kỳ vọng sẽ là dịp để lãnh đạo các quốc gia có hổ cùng ngồi lại với các chuyên gia bảo tồn, cơ quan liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ để xác định bước tiếp theo trong kế hoạch phục hồi hổ toàn cầu.

Những giống hổ 'độc, lạ' trong tự nhiên

TTO - Bình thường hổ có bộ lông màu vàng cam cùng những sọc đen. Nhưng có một số giống hổ được bà mẹ thiên nhiên ban tặng những sắc màu kỳ lạ, hiếm gặp, thậm chí không có vằn.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: hổ Lào WWF

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar