14/06/2018 08:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

World Cup thành một từ riêng của bóng đá, tại sao?

HUY THỌ
HUY THỌ

TTO - World Cup là một danh từ chung nhưng kể từ khi nào, và vì sao nó đã trở thành danh từ riêng, một từ riêng của bóng đá. Nhắc đến World Cup, đồng nghĩa với giải vô địch thế giới bóng đá!

World Cup thành một từ riêng của bóng đá, tại sao? - Ảnh 1.

Cổ động viên Saudi Arabia - đội sẽ đá trận khai mạc vào tối 14-6 - tại Nga - Ảnh: HUY ĐĂNG

Trong tiếng Anh, "World" có nghĩa là thế giới; còn "Cup" chỉ là chiếc cúp dành cho cá nhân, tập thể chiến thắng trong một cuộc thi. Vì vậy, giải bóng chuyền vô địch thế giới cũng là World Cup, giải vô địch bóng ném thế giới cũng là World Cup…

Nhưng, cứ nói đến World Cup là người ta chỉ nghĩ đến giải vô địch bóng đá thế giới diễn ra 4 năm một lần. Vào google mà gõ hai từ "world cup" thì ngay lập tức hiện ra hơn 1,6 triệu kết quả hiểu rằng đó là bóng đá! Tóm lại, World Cup đã trở thành danh từ riêng để chỉ cho giải vô địch bóng đá thế giới.

Nhưng mà thật lạ, nhờ đặc thù nghề nghiệp, tôi được đi đến khá nhiều quốc gia, và đặc biệt là những nước tiên tiến thì ở đâu cũng nghe người dân bản xứ có vẻ xem thường bóng đá, bảo rằng đó là trò của dân lao động bình dân! 

Như ở Anh, nơi có giải bóng đá vô địch quốc gia hấp dẫn nhất thế giới - căn cứ vào lượng người xem ở tại Anh và các nước - ai cũng bảo dân sang trọng, quý tộc xứ sương mù chỉ mê quần vợt, golf, đua ngựa, còn bóng đá là thứ trò chơi chỉ dân bình dân mới yêu thích!

Ừ, thì cứ cho là như thế đi, thì bóng đá vẫn là vua. Bởi, bất cứ quốc gia nào, người lao động bình dân - hay nói cách khác là dân nghèo - cũng chiếm số đông. Và có quý tộc đến mấy, có giàu có đến mấy, có quyền lực đến mấy thì cũng phải sợ dân. 

Thế nên mới thấy, bà Thủ tướng Đức chả thấy xuất hiện ở môn nào, ngoài các trận đấu bóng đá của tuyển Đức. Thái tử nước Anh cũng lặn lội đi xem tuyển bóng đá Anh. Nguyên thủ tất cả các nước đều có mặt trên khán đài ở các trận đấu của đội tuyển bóng đá xứ mình khi dự World Cup. 

Đơn giản bởi, dù có không ưa bóng đá, xem thường bóng đá, thì họ cũng phải diễn vì bóng đá là con đường ngắn nhất để đi đến trái tim người dân. 

Mà đa số các nước, chỉ trừ các quốc gia độc tài, dân quan trọng lắm, nên các chính trị gia phải mượn bóng đá mà đánh bóng tên tuổi cho mình. 

Nhân đây, xin nhắc lại một chuyện hồi tuyển Đức đăng quang World Cup 2014, bà Thủ tướng Merkel khoe tấm hình vào tận phòng thay đồ của tuyển Đức. Dân Đức nhiều người nổi giận bảo:-Bà lấy quyền gì vào đó? Đừng mượn đội tuyển để đánh bóng sự nghiệp chính trị!

Quay trở lại với chủ đề chính bằng câu hỏi:-Nhưng tại sao dân nghèo lại thích bóng đá?

Xin tạm giải thích thế này,

Thứ nhất, bóng đá là một môn thể thao khó đầy tính nghệ thuật. Nên nhớ nhiều môn khác tuy hấp dẫn như quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ... nhưng đều chơi bằng tay - bộ phận được xem là khéo léo của con người. Trong khi đó, bóng đá dùng chân, khó hơn rất nhiều. Tập một môn như bóng chuyền, bóng rồi, quần vợt, chừng một hai năm là chơi được; còn bóng đá, cần tập cả chục năm trời! Và cái gì khó thì nó được quý là đúng rồi.

Chuyện thứ hai, người nghèo tìm thấy ở bóng đá những yếu tố có thể giải tỏa những ẩn ức trong cuộc đời bất hạnh của mình. Trong bóng đá, một đội mạnh đừng giỡn mặt với đội yếu. Chính vì thế mà chúng ta mới có một đội Hi Lạp qua mặt tất cả các ông lớn để lên ngôi số một châu Âu. 

Xem World Cup, một trong những điều được chờ đón chính là những cuộc lật đổ ngoạn mục của đội yếu trước đội mạnh. Cái chuyện yếu thắng mạnh ấy, nó vô cùng ít ở càng môn thể thao khác, và lại càng hiếm có trong cuộc đời!

Vâng, và tâm lý chung của con người chứ không chỉ có người nghèo, đó là thấy kẻ mạnh bị quật ngã bởi kẻ yếu thì thích lắm!

Tôi nghĩ có thể còn nhiều lý do khác nữa, nhưng với trình độ hạn hẹp của mình, xin tạm giải thích như thế cho câu hỏi tại sao World cup lên ngôi, trở thành một danh từ riêng chỉ bóng đá.

Đêm nay, chúng ta sẽ được chứng kiến trận khai mạc World cup 2018, một World Cup ồn ào cả tháng nay với người Việt xoay quanh nỗi lo xem được hay không xem được, vì vụ bản quyền truyền hình làm lên ruột! 

Giờ đây, tất cả hãy cùng tận hưởng World cup, hãy cùng bàn luận  một thú vui không thể thiếu của bóng đá - với chúng tôi trên https://thethao.tuoitre.vn/world-cup-2018.htm.

TTO - Hôm nay (13-6-2018) tại Moska đã diễn ra hội nghị của FIFA trước khi giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 21 tại Nga khai mạc vào ngày mai (14-6-2018).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

TTO - Sau một mùa World Cup, hiếm có nhà lãnh đạo nào được nhắc tới nhiều như nữ Tổng thống của Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic. Bí mật nằm sau sức hút của bà, chính là chưa bao giờ bà ngừng tự hào mình là một người dân của Croatia.

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

TTO - Tôi nhớ nhà văn Nga Ilia Erenbua đã từng viết: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Ivan Rakitic là cầu thủ thể hiện lòng yêu nước như thế.

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

Khép lại từng đêm vui

TTO - World Cup 2018 đã chính thức hạ màn với chức vô địch dành cho đội tuyển Pháp sau khi các "chú gà trống Gaulois" giải mã "bàn cờ thế" chưa từng bị đánh bại mà người Croatia đã tạo ra ở giải đấu năm nay.

Khép lại từng đêm vui

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

TTO - Kết thúc mở là bố cục yêu thích của các tác phẩm điện ảnh và văn học hiện đại, nghĩa là trong đoạn kết một câu chuyện hàm chứa sự mở đầu cho một câu chuyện mới được chờ đợi hấp dẫn, kịch tính hơn.

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

TTO - Giành chức vô địch World Cup 2018 sau khi đánh bại Croatia, Pháp như bùng nổ trong niềm vui chiến thắng. Người dân Pháp sẽ còn ăn mừng nhiều ngày tới, thậm chí một số nơi đã có bạo động vì những phần tử quá khích.

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết

TTO - Dù thua Pháp với tỉ số 4-2 trong trận chung kết, cổ động viên Croatia vẫn ăn mừng cho chiến thắng chung cuộc của đội nhà. Đối với người dân quốc gia này, đội tuyển của họ đã chơi hết mình và đầy tự hào tại World Cup 2018.

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar