27/07/2022 15:14 GMT+7

World Bank đề xuất tính phí cốc càphê nhựa, cấm ống hút nhựa

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Theo World Bank, lượng nhựa mỗi năm rò rỉ ra sông và biển tại Việt Nam có thể tăng lên 54 triệu tấn vào năm 2030.

World Bank đề xuất tính phí cốc càphê nhựa, cấm ống hút nhựa - Ảnh 1.

Các nhóm tình nguyện viên chung tay dọn rác trên các đảo Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Theo báo cáo 'phân tích nguồn ô nhiễm tại Việt Nam' vừa được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương.

Phần lớn chất thải nhựa làm ô nhiễm sông và biển ở Việt Nam là đồ nhựa dùng một lần, có giá trị thấp như: Túi nylon, hộp đựng thức ăn bằng xốp và ống hút,…

Báo cáo trên cũng cho thấy chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng.

Trong đó, phần lớn rác thải nhựa rò rỉ ra đại dương là bao bì thực phẩm mang đi (chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá (chiếm 33%) và rác thải hộ gia đình (chiếm 22%). Cùng với túi nhựa, hộp xốp đựng thực phẩm được xác định là một trong năm loại nhựa hàng đầu ở cả các địa điểm ven sông và ven biển...

Về số lượng rác, báo cáo ghi nhận 10 loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 81% tổng số đồ nhựa thu gom được ở các địa điểm khảo sát ven sông và hơn 84% ở các địa điểm ven biển. Điển hình như mảnh nhựa mềm, lưới ngư cụ, túi nylon sử dụng một lần, hộp xốp đựng thức ăn, ống hút, mảnh nhựa cứng, bao bì vỏ bim bim,...

Với hiện trạng rác thải nhựa từ đất liền rò rỉ ra biển kể trên, chỉ số bờ biển sạch (CCI) - một công cụ được đơn vị nghiên cứu sử dụng để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ biển, đã chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ bẩn.

Nghiên cứu trên cũng dự báo tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương sẽ trở nên tồi tệ hơn; khi đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng và phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ dẫn đến khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhanh.

'Đến năm 2030, sau chưa đầy 15 năm, lượng chất thải phát sinh của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 27 triệu lên 54 triệu tấn - nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện', báo cáo nhấn mạnh.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm đại dương do những vật dụng bằng nhựa trên gây ra, World Bank khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện cắt giảm dần các sản phẩm liên quan đến đồ nhựa dùng một lần theo từng giai đoạn; đi kèm với đó là việc khuyến khích các sản phẩm thay thế và cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn.

Trong một báo cáo khác có tiêu đề 'Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam' cũng do Ngân hàng Thế giới thực hiện, công bố ngày 25/7, đơn vị này cũng đề xuất Việt Nam cần có cách tiếp cận theo từng giai đoạn để giải quyết rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa - bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng, thu phí và cuối cùng là cấm sử dụng.

Báo cáo của World Bank cũng khuyến nghị Việt Nam có thể bắt đầu với những hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú.

Đặc biệt, đơn vị này đề xuất thu phí đối với túi nhựa không phân hủy sinh học (bắt đầu các bước hoạch định chính sách từ năm 2022-2023); cốc càphê mang đi (đề xuất hoạch định chính sách từ năm 2025, thu phí và xử phạt từ năm 2026).

Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm sử dụng, cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa (hoạch định chính sách từ năm 2024, áp dụng năm 2025); túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm, áp dụng năm 2026.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay. Vì thế, giải quyết tình trạng này bằng các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích mang lại của việc loại bỏ dần nhựa dùng một lần sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn để bù đắp thiệt hại cho người sản xuất đồng thời cần chuẩn bị các cơ chế khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

HONJIANDA - thương hiệu thiết bị điện gia dụng cho người Việt

Thành lập ngày 13-12-2006, HONJIANDA - thương hiệu thuộc Công ty TNHH Hoành Kiến Đạt (Long An) - đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện gia dụng tại Việt Nam.

HONJIANDA - thương hiệu thiết bị điện gia dụng cho người Việt

Trường Quốc tế Úc Sài Gòn nỗ lực đưa thực tế ảo vào chương trình học

Trường Quốc tế Úc Sài Gòn (Australian International School - AIS Saigon) vừa đưa không gian ảo đa chiều Metaverse vào chương trình học.

Trường Quốc tế Úc Sài Gòn nỗ lực đưa thực tế ảo vào chương trình học

Muamau tham vọng chinh phục thị trường TMĐT Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang bị chiếm lĩnh bởi các "ông lớn", ứng dụng Muamau xuất hiện, hứa hẹn mang lại làn gió mới khi nhắm vào nhu cầu tiết kiệm, tiện lợi, giao hàng nhanh.

Muamau tham vọng chinh phục thị trường TMĐT Việt Nam

Điểm tin 18h: Áp chuẩn khí thải hơn 70 triệu xe máy; Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 16-5-2025.

Điểm tin 18h: Áp chuẩn khí thải hơn 70 triệu xe máy; Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

gày 16-5, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) cho biết đã khôi phục cấp điện cho người dân sau sự cố gió lốc làm ngã đổ một số cột điện tại huyện Chư Păh.

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

Vertu Việt Nam công bố đại sứ thương hiệu

Ngày 15-5, Vertu Global công bố đại sứ thương hiệu tại Việt Nam là người mẫu Lan Khuê (Trần Ngọc Lan Khuê).

Vertu Việt Nam công bố đại sứ thương hiệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar