11/06/2013 12:01 GMT+7

WHO: virus giống SARS có thể gây đại dịch toàn cầu

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 10-6 đã hối thúc nhà chức trách y tế trên toàn thế giới cảnh giác với những triệu chứng ở người nhiễm virus corona gây suy hô hấp có nguồn gốc từ Trung Đông (MERS-CoV), có thể gây ra một đại dịch toàn cầu.

Phóng to
Virus MERS có nguồn gốc ở Saudi Arabia - Ảnh: cfr.org

WHO đã ban hành một bộ hướng dẫn mới với các nước về khả năng virus này gây đại dịch, cảnh báo MERS cũng có nguy cơ lớn như các loại virus cúm gia cầm ở người, H5N1, xuất hiện một thập kỷ trước, và H7N9, được phát hiện tại Trung Quốc hồi tháng 3.

Virus này gần giống với virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát năm 2003 làm gần 800 người chết, có khả năng lây lan thành một đại dịch trên toàn cầu.

“Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt và rất quan ngại về ba loại virus này”, Andrew Harper, cố vấn đặc biệt của WHO về an ninh y tế và môi trường, nói với Reuters trong một cuộc họp báo ngắn.

Bộ hướng dẫn tạm thời, sẽ được bổ sung và hoàn tất sau đó trong năm nay, nêu ra các bài học từ dịch cúm H1N1 năm 2009-2010 đã khiến khoảng 200.000 người tử vong, tương đương với lượng người tử vong vì cúm theo mùa mỗi năm.

“Quan ngại quốc tế về tình trạng lây nhiễm rất cao, vì virus này có thể di chuyển vòng quanh thế giới. Đã có những ví dụ cho thấy virus di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhanh chóng qua những hành khách”, WHO nói về MERS. Người nhiễm có các triệu chứng ho, sốt và sưng phổi.

Các hành khách đã mang virus tới Anh, Pháp, Đức và Ý. Những người bị nhiễm virus cũng xuất hiện ở Jordan, Qatar, Tunisia và UAE. “Tất cả các nước trên thế giới phải đảm bảo nhà chức trách y tế biết về virus và những triệu chứng của bệnh này. Khi xuất hiện các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân, cần nghĩ tới MERS”.

MERS-CoV, một họ hàng xa của virus SARS xuất hiện ở Saudi Arabia năm ngoái, được xác nhận đã nhiễm cho 55 người trên toàn thế giới và khiến 31 người thiệt mạng. Bốn mươi trường hợp bị nhiễm là ở Saudi Arabia, nhiều trường hợp ở một bệnh viên tại tỉnh miền đông al-Ahsa.

“Tổng số ca nhiễm chưa rõ là bao nhiêu, nhưng virus này gây ra cái chết cho khoảng 60% người bị nhiễm - WHO nói -Tới nay, khoảng 75% trường hợp ở Saudi Arabia là đàn ông”. Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc virus MERS là từ đâu.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Đang nằm viện vì bị đâm thủng bụng, anh P. tiếp tục bị một người đàn ông hành hung.

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới

Mang đậm dấu ấn ngành sữa New Zealand, Meadow Fresh - sữa tươi nguyên chất nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand vừa ra mắt nhận diện mới cho dòng 200ml tiện lợi cho người dùng

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Ngày 23-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi các sở y tế về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán.

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển mình trong lĩnh vực cấy ghép implant nha khoa, giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh, lập kế hoạch điều trị, điều chỉnh và phục hình răng phù hợp từng bệnh nhân.

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar