31/03/2022 11:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

WHO: Virus gây COVID-19 có thể tiếp tục tiến hóa nhưng bệnh sẽ nhẹ dần

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố 3 kịch bản về diễn biến dịch COVID-19 trong năm 2022, trong đó có kịch bản virus gây đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giảm dần.

WHO: Virus gây COVID-19 có thể tiếp tục tiến hóa nhưng bệnh sẽ nhẹ dần - Ảnh 1.

Người dân thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) xếp hàng mua thực phẩm ngày 30-3 trong bối cảnh dịch tại đây đang bùng phát - Ảnh: REUTERS

"Dựa trên những gì chúng ta biết hiện tại, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus COVID-19 tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giảm dần do khả năng miễn dịch tăng lên nhờ vắc xin và lây nhiễm", tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra dự báo trong một cuộc họp báo ngày 30-3.

Cũng tại sự kiện trên, WHO công bố 3 kịch bản diễn biến dịch COVID-19 trong năm 2022.

Trong kịch bản được đánh giá có khả năng xảy ra nhất, WHO tin rằng virus gây COVID-19 sẽ tiếp tục tiến hóa về mặt lây nhiễm, gây ra các đợt bùng dịch khi khả năng miễn dịch con người suy yếu.

Tuy nhiên dịch bệnh sẽ ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng như số tử vong tăng vọt. Virus gây bệnh COVID-19 có thể giống như virus cúm mùa, xuất hiện vào khoảng thời gian cố định trong năm như mùa lạnh.

Trong kịch bản này, các nước có thể cần phải tiêm thêm các liều tăng cường cho nhóm có nguy cơ cao để hạn chế tử vong.

Viễn cảnh lạc quan nhất là các biến thể virus trong tương lai sẽ yếu hơn và con người được bảo vệ lâu dài mà không cần tiêm thêm các mũi tăng cường hay thay đổi công thức vắc xin hiện tại.

Trong trường hợp xấu nhất, virus biến đổi thành một mối đe dọa chết người mới, có khả năng lây lan và nguy hiểm cao.

Với trường hợp này, vắc xin sẽ kém hiệu quả hơn và khả năng giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong sẽ suy yếu nhanh chóng. Điều này đòi hỏi những thay đổi đáng kể đối với vắc xin hiện tại và chiến dịch tiêm nhắc lại cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Để chấm dứt tình trạng khẩn cấp của đại dịch, WHO kêu gọi các quốc gia tiếp tục hoặc tăng cường khả năng giám sát virus để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm sớm, ví dụ sự biến đổi của virus ở cả quần thể người và động vật.

"Kế hoạch chuẩn bị chiến lược, sẵn sàng và ứng phó" là báo cáo thứ ba của WHO về COVID-19 và có thể sẽ là báo cáo cuối cùng, theo tổng giám đốc WHO. 

Báo cáo đầu tiên công bố vào tháng 2-2020.

WHO: ca tử vong do COVID-19 tăng 40%, ca nhiễm mới giảm

TTO - Theo báo cáo công bố ngày 30-3 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca tử vong do COVID-19 tăng 40% trong tuần qua, nhưng số ca nhiễm mới đang giảm trên toàn cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Mỗi kỳ thi đi qua, khi nhiều học sinh tận hưởng kỳ nghỉ hè vui vẻ, cũng là lúc một số em rơi vào khủng hoảng, thậm chí bỏ nhà ra đi…

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

Bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành, và có một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần biết để bảo vệ con em mình, đặc biệt là các bé gái đang tuổi dậy thì.

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Cô gái trẻ nhập viện sau cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt, nôn mửa. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận viêm hóa đá vì viên sỏi thận niệu quản gây biến chứng.

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Từ ngày 1-7, TP.HCM sẽ tổ chức lại hệ thống bệnh viện và tuyến y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Tình trạng loãng xương đặc biệt đáng lo ngại tại đô thị đang già hóa nhanh như TP.HCM khi có đến 16% là người cao tuổi (trên 60 tuổi).

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar