03/11/2021 20:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

WHO phê duyệt khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 Covaxin của Ấn Độ

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Ngày 3-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã phê duyệt cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 Covaxin do Công ty dược Ấn Độ Bharat Biotech sản xuất.

WHO phê duyệt khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 Covaxin của Ấn Độ - Ảnh 1.

Covaxin - loại vắc xin do Ấn Độ sản xuất - hiện đang thử nghiệm lâm sàng trên người - Ảnh: Financerewind

Theo Hãng tin Reuters, quyết định này sẽ mở đường cho vắc xin Covaxin được chấp thuận ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, quyết định cũng giúp cho hàng triệu người Ấn Độ đã được tiêm vắc xin này có thể đi du lịch nước ngoài dễ dàng hơn.

Thông tin phê duyệt của WHO đăng trên tài khoản Twitter của tổ chức này cho biết, lợi ích của Covaxin vượt trội hơn đáng kể so với rủi ro, và vắc xin này đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về bảo vệ chống lại COVID-19. Tuy nhiên, WHO cho biết không có đủ dữ liệu để đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin với phụ nữ mang thai. 

Covaxin được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 25.800 tình nguyện viên ở Ấn Độ. Công ty Bharat Biotech cho biết hiệu quả của vắc xin là 77,8% trong hạn chế các triệu chứng COVID-19.

Trước đó, trong tuần trước, nhóm cố vấn của WHO dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định về Covaxin, nhưng đã yêu cầu Công ty Bharat Biotech làm rõ thêm một số nội dung trước khi đánh giá về rủi ro và lợi ích lần cuối của việc sử dụng vắc xin này.

Covaxin gồm 2 liều tiêm, liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 tuần cho người từ 18 tuổi trở lên. Đây là vắc xin có giá bán cao nhất trong số các vắc xin COVID-19 do Ấn Độ sản xuất, với giá 16,42 USD/liều. 

Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 7 được WHO công nhận, sau các vắc xin do các công ty Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinovac Biotech và Sinopharm sản xuất.

Sự chấp thuận của WHO cũng có thể mở đường cho Ấn Độ tham gia cung cấp vắc xin cho cơ chế phân phối vắc xin công bằng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình COVAX, do WHO khởi xướng.

Bharat Biotech bắt đầu chia sẻ dữ liệu với WHO từ đầu tháng 7-2021.

Cổ phiếu của đối tác Ocugen Inc có trụ sở tại Mỹ của Bharat Biotech đã tăng hơn 6% trong giao dịch trước thị trường sau quyết định của WHO.

Ấn Độ gieo hy vọng cho nguồn cung vắc xin COVID-19 toàn cầu

TTO - Sản lượng vắc xin COVID-19 tăng vọt trong bối cảnh Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa dân số trưởng thành, mở ra hy vọng quốc gia Nam Á sẽ sớm xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại trong vài tháng tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar