29/01/2025 14:15 GMT+7

Vượt 9.000km về Việt Nam gặp lại vị bác sĩ phẫu thuật cứu sống mình 30 năm trước

Ca mổ cho bệnh nhân Doãn Thị Thúy được thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam sau khi bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm đi tu nghiệp về, trước đó không có ai mắc bệnh như cô được cứu sống.

Vượt 9.000km về Việt Nam gặp lại vị bác sĩ phẫu thuật cứu sống mình 30 năm trước - Ảnh 1.

Chị Thúy gặp gỡ GS Nguyễn Thanh Liêm ngày trước Tết Ất Tỵ - Ảnh: FBNV

Ngày cận Tết, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, chia sẻ trên trang cá nhân của ông về một buổi gặp gỡ đặc biệt mà chính GS cũng bất ngờ.

Tìm lại được ân nhân

GS Liêm kể lại: Thư ký báo có khách và hai người phụ nữ cùng vào nhưng một người liên tục khóc. Khi hỏi ra, ông cũng bất ngờ đây là bệnh nhân do chính mình mổ cách đây 31 năm. Bệnh nhân bị teo đường mật bẩm sinh và trước năm 1994 tại nước ta chưa có bệnh nhi nào mắc bệnh này được cứu sống.

"Khi tôi đi tu nghiệp tại Pháp về, bệnh nhi may mắn được áp dụng kỹ thuật mổ Kasai lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam và thành công. Đến nay, bệnh nhi năm nào đã trở thành bà mẹ của hai đứa trẻ, có một gia đình hạnh phúc" - ông Liêm nói.

Đối với ông, nước mắt và nụ cười hạnh phúc ông gặp lần này là món quà Tết lớn nhất năm nay.

Bệnh nhi năm đó chính là chị Doãn Thị Thúy (32 tuổi, Việt kiều đang sống tại Cộng hòa Czech).

Doãn Thị Thúy sinh ngày 23-12-1993 tại huyện Giao Thủy (Nam Định), là con đầu lòng trong một gia đình nông dân. Ngày chào đời, cô bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khoảng gần 2 tháng sau bắt đầu bỏ ăn, da xanh, quấy khóc suốt ngày đêm. Bố mẹ đưa Thúy lên huyện chữa nhưng bác sĩ không biết bệnh gì, đành trả về.

Gia đình lại bế con lên bệnh viện tỉnh và bác sĩ phát hiện bệnh teo đường mật bẩm sinh, nhưng lúc đó đây là căn bệnh không thể chữa được. Họ khuyên gia đình đưa con về.

Ở nhà, đứa trẻ khóc ngặt nghẽo, không bú mẹ cả ngày đêm, đôi vợ chồng trẻ cũng khóc theo con. Hàng xóm mách lên trung ương có Bệnh viện Nhi Thụy Điển (Bệnh viện Nhi trung ương ngày nay), biết đâu người ta chữa được.

Vượt 9.000 km về Việt Nam gặp lại vị bác sĩ phẫu thuật cứu sống mình 30 năm trước - Ảnh 3.

GS Liêm cho biết ông đã từng gặp lại nhiều bệnh nhân mà ông từng điều trị như chị Thúy. Ảnh trên chụp một "bức thư" ông nhận được từ gia đình bệnh nhi cũng mắc teo đường mật bẩm sinh - Ảnh: FBNV

Ca phẫu thuật cuộc đời

Vào Bệnh viện Nhi Thụy Điển, trong phòng bệnh có 3 đứa trẻ bị teo đường mật nhưng sau đó chỉ có mình Thúy được sống.

Bố mẹ Thúy kể lại, ca mổ do chính tay bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm vừa đi du học tại Pháp về thực hiện. Trước ca mổ, bác sĩ gặp gia đình trao đổi và cũng chỉ hẹn cơ hội thành công 50%, nhưng với gia đình đó là hy vọng quá lớn.

Sau phẫu thuật, Thúy được cứu sống. Hằng năm, cô được bố mẹ đưa lên Hà Nội tái khám 2 lần đến năm 5 tuổi. Đến năm 13 tuổi, Thúy được bố mẹ đưa sang Cộng hòa Czech.

Từ khi đi học, Thúy đã được bố mẹ kể về bệnh tật ngày nhỏ và bác sĩ Liêm chính là người hồi sinh lần thứ 2.

"Bố mẹ luôn dặn tôi phải tìm được bác sĩ Liêm để nói lời cảm ơn tới ông. Ba mẹ cho tôi hình hài, người thầy thuốc đó cho tôi sự sống. Cả gia đình tôi đều khắc ghi công ơn đó", Thúy chia sẻ.

Lần trở về Việt Nam 2 năm trước, Thúy có đi tìm vị ân nhân của mình nhưng khi hỏi đến Bệnh viện Nhi trung ương thì biết giáo sư Liêm đã nghỉ hưu. Sau đó, chị Thúy không tìm được bác sĩ nên quay về lại Czech.

Dịp này, Thúy về Việt Nam ăn Tết cùng họ hàng và mong mỏi lớn nhất tìm gặp được bác sĩ Liêm.

"Nhờ qua nhiều mối quan hệ, tôi biết địa chỉ nơi bác sĩ đang công tác nhưng bài toán đặt ra là làm sao để một bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng gặp mình, người thân xung quanh còn nói tôi mong ước hão huyền", Thúy bộc bạch.

Người phụ nữ này không từ bỏ vì cô tin rằng có chân tình sẽ gặp được. Thúy đến bệnh viện tư nơi GS Liêm làm việc sau khi nghỉ hưu đặt lịch khám (hiện GS Liêm làm việc tại Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec). 

Gặp bác sĩ khám bệnh cho mình, chị Thúy đã "tranh thủ" kể lại ca mổ hơn 30 năm trước cùng với mong mỏi gặp lại ân nhân của mình.

Qua đó, chị Thúy được liên hệ qua thư ký của GS Liêm và đã được sắp xếp cuộc hẹn vào một buổi chiều cuối năm.

"Hàng trăm lần cha mẹ dặn nhất định phải gặp được bác sĩ Liêm và cuối cùng tôi đã làm được điều đó. Lời cảm ơn đó gia đình tôi chờ đợi hơn 20 năm. Tôi đã không giấu được cảm xúc của mình mừng đến rơi nước mắt khi gặp lại ân nhân. Mỗi người có một lần được sinh ra còn tôi thì có 2", chị Thúy nói.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là phẫu thuật viên nhi khoa nổi tiếng, đã được Tạp chí khoa học châu Á (Singapore) bình chọn và công nhận là một trong 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2019 (Asian Scientist).

Trong sự nghiệp y khoa, ông đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng y học thế giới: là bác sĩ phẫu thuật nội soi nhi khoa hàng đầu từ năm 1997, người đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em, đóng góp 9 kỹ thuật nội soi hiện đại, đưa phẫu thuật nội soi trẻ em Việt Nam phát triển ngang tầm với các trung tâm tiên tiến nhất trên thế giới.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Y học được xuất bản trong và ngoài nước; được mời giảng và mổ trình diễn phẫu thuật nội soi nhi khoa tại nhiều nước.

2 phương pháp điều trị mà GS Nguyễn Thanh Liêm đề xuất có ý nghĩa ra sao?

TTO - Những ngày gần đây, mặc dù bệnh nhân tử vong có giảm nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 250 ca/ngày, riêng TP.HCM có trên 160 bệnh nhân tử vong/ngày. Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến giao Bộ Y tế nghiên cứu 2 đề xuất để giảm số ca tử vong của GS Liêm.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar