15/03/2012 11:42 GMT+7

Vườn quốc gia Tràm Chim trên website công ước Ramsar

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Trang ramsar.org - công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước - cho biết 2.000 vùng đất ngập nước tại 160 nước trên thế giới đã được công ước này đưa vào danh sách cần được bảo vệ.

Trong số này có bốn khu Ramsar của Việt Nam là vùng bãi bồi cửa sông ven biển thuộc vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (gia nhập công ước Ramsar ngày 20-9-1988); vùng ngập nước Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai (gia nhập công ước Ramsar ngày 4-8-2005); khu hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (gia nhập công ước Ramsar ngày 2-2-2011) và vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam, đồng thời là thứ 2.000 của thế giới vừa được công ước Ramsar công nhận ngày 2-2-2012.

Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về vườn quốc gia Tràm Chim được mô tả trên trang web ramsar.org.

Với trên 7.000 ha đồng cỏ và rừng tràm, vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập năm 1998 là một trong những tàn tích cuối cùng của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười - nơi chiếm diện tích khoảng 700.000 ha của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc tây nam Việt Nam.

Phóng to
Vùng đất ngập nước trù phú - vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: Nguyen Van Hung/ramsar.org

Khu Ramsar Tràm Chim là một trong rất ít nơi trên thế giới có loài lúa gié hoang quý hiếm (hoặc còn được gọi là lúa hạt đỏ hay lúa bánh mì nâu, tên khoa học Oryza rufipogon) còn tồn tại. Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi sinh sống của tám loài chim và năm loài cá đang bị đe dọa trên toàn cầu, bao gồm loài ô tác Bengal (còn gọi là ô tác Nam Á, tên khoa học Houbaropsis bengalensis) và loài cá hô khổng lồ (tên khoa học Catlocarpio siamensis) có thịt rất ngon.

Không những thế, vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi cư trú của hơn 20.000 cá thể các loài chim nước trong mùa khô, đặc biệt trong số này phải kể đến loài chim sếu đầu đỏ phương Đông quý hiếm (tên khoa học Grus antigone sharpii).

Phóng to
Những đồng cỏ trù phú tại vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: Nguyen Van Hung/ramsar.org

Nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, vườn quốc gia Tràm Chim đóng vai trò như một hồ chứa tự nhiên giúp điều chỉnh và duy trì nhịp thủy văn - có nước vào, có nước ra - của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, trong mùa mưa nước lũ từ sông Mekong sẽ tràn qua bờ kênh và gây ngập lụt khu vực Ramsar Tràm Chim. Sau đó, nước lũ từ từ rút chậm trở lại vào sông Mekong, giúp giảm nguy cơ lũ lụt ở vùng hạ lưu, bảo vệ nơi sinh sống của khoảng 20.000 người dân dọc theo các tuyến đê phía đông và phía nam đồng bằng sông Cửu Long.

Phóng to
Một đàn sếu đầu đỏ quý hiếm tại vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: Nguyen Van Hung/ramsar.org

Cảnh quan vườn quốc gia Tràm Chim đẹp nên thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Nơi đây còn có ý nghĩa quan trọng về mặt giá trị lịch sử trong các cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam thời trước.

Khu Ramsar Tràm Chim còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hỗ trợ cuộc sống của 80% người dân tại đây, chẳng hạn những đồng cỏ trù phú cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, các cây lấy gỗ cung cấp củi làm than nhiên liệu và đặc biệt là nguồn cá dồi dào, cung cấp thành phần chất đạm dinh dưỡng cho người dân địa phương.

Phóng to
Loài chim ô tác Bengal - Ảnh: Arkive

Từ năm 2006, chính quyền địa phương đã chú trọng các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ vườn quốc gia Tràm Chim. Phát triển cộng đồng và các chương trình xóa đói giảm nghèo đang được thực hiện trong khu vực vùng đệm của vườn quốc gia này, bao gồm cả việc cho vay vốn tín dụng, trồng rừng tràm, kết hợp mở rộng canh tác và đào tạo cán bộ trong quy hoạch, quản lý và sử dụng đất.

Phóng to
Cá hô khổng lồ - Ảnh: softpedia.com

Tràm Chim còn là vườn quốc gia “điểm” thực hiện giai đoạn I của “Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững đất ngập nước sông Cửu Long” dưới sự quản lý của Ủy ban sông Mekong (MRC) phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc/ Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF) và Tổ chức Hợp tác phát triển Thụy Điển (SIDA).

Gần đây nhất, giai đoạn 2007-2011, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) còn hỗ trợ vườn quốc gia Tràm Chim với một loạt hoạt động nghiên cứu và dự án thí điểm để phục hồi môi trường sống tự nhiên.

THIÊN NHIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Dự kiến có 4.405 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đăng ký lưu trú tại tỉnh Phú Thọ sau khi hợp nhất.

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Khắc phục sạt lở đường giao thông mới nâng cấp ở Cần Thơ

Ngày 14-5, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết vẫn đang theo dõi diễn biến vụ sạt lở đoạn đường giao thông mới đưa vào sử dụng tại phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Khắc phục sạt lở đường giao thông mới nâng cấp ở Cần Thơ

Khởi công xóa rốn ngập Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp mong hoàn thành sớm cho dân đỡ khổ

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đã khởi công dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp.

Khởi công xóa rốn ngập Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp mong hoàn thành sớm cho dân đỡ khổ

Tạm đình chỉ công tác cán bộ công an phường bị tố đánh người

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Công an Hà Nội, cho biết cơ quan chức năng sẽ làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Tạm đình chỉ công tác cán bộ công an phường bị tố đánh người

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Cần Thơ: Đi từng nhà hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Cần Thơ sẽ cử người "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo mỗi hộ gia đình có ít nhất một người biết cách đăng nhập và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Cần Thơ: Đi từng nhà hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar