23/07/2020 13:36 GMT+7

Vùng cao Hà Giang, Đà Lạt cũng ngập, vì sao?

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Gần đây nhiều nơi ở vùng cao như Hà Giang, Đà Lạt hay thậm chí đảo ngoài khơi như Phú Quốc đã xảy ra ngập lụt. Vì sao vậy?

Vùng cao Hà Giang, Đà Lạt cũng ngập, vì sao? - Ảnh 1.

Nhiều tuyến đường ở TP Hà Giang ngập sâu đến 1,2m trong sáng 21-7 - Ảnh: H.GIANG

Trong khi chuyện đường biến thành sông ở TP.HCM và các tỉnh đồng bằng cứ “đến hẹn lại lên” vào mùa mưa thì gần đây nhiều nơi ở vùng cao như Hà Giang, Đà Lạt hay thậm chí đảo ngoài khơi như Phú Quốc cũng xảy ra ngập lụt.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 22-7, nước ngập ở TP Hà Giang đã rút hết, người dân và lực lượng chức năng tích cực dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử.

Lũ ập tới lúc rạng sáng

Phường Quang Trung, một trong những phường của TP Hà Giang, bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lũ, sạt lở đất. Ông Bùi Văn Giang (tổ trưởng tổ 5, P.Quang Trung) cho biết mưa lớn đêm 20 đến sáng 21-7 khiến nước trên núi phía sau nhà số 259 tạo thành một con thác chảy xuống. Sau đó, theo đà dòng thác, một khối lượng đất đá khoảng 200m3 ụp xuống tràn vào khiến hai nhà dân sập hoàn toàn. 

"Toàn bộ đồ đạc, tài sản của hai nhà dân bị vùi lấp. Rất may thời điểm đó những người trong gia đình đã kịp di chuyển ra ngoài nên không có thiệt hại về người" - ông Giang nói.

Chị Chu Thị Long (tổ 5, P.Quang Trung) kể lại khoảnh khắc căn nhà bị hàng trăm mét khối đất đá vùi lấp. Đêm 20-7, cơn mưa lớn kéo dài suốt đêm, đến khoảng 4h sáng chị dậy thì thấy nước tràn vào nhà. Lúc này chị Long một mình dọn dẹp, đưa một số đồ đạc lên giường. Đến khoảng 6h thì đất đá trên núi phía sau nhà bắt đầu sạt xuống, chị Long sang ở nhờ nhà hàng xóm bên đường để đảm bảo an toàn.

"Chồng và con tôi về quê, còn tôi mang bầu 8 tháng rồi nên chẳng di chuyển được đồ đạc gì. Lúc đó, nghe hàng xóm nói ở nhà một mình nguy hiểm nên tôi chỉ kịp dắt mấy chiếc xe ra ngoài gốc cây rồi sang nhà đối diện bên đường để trú. 

Từ bên đường nhìn, ngọn núi sau nhà bắt đầu sạt lở đất, trôi xuống. Một lúc sau cả một khối đất cùng tảng đá lớn ụp xuống, vùi lấp nhà tôi và nhà hàng xóm - chị Long kể mà vẫn chưa hết bàng hoàng - Giờ mất trắng cả rồi nên chẳng biết bắt đầu lại từ đâu".

Hệ thống thoát nước xuống cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-7, ông Hoàng Phúc Lâm - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết đêm 20 đến rạng sáng 21-7, mưa lớn xảy ra ở tỉnh Hà Giang với lượng mưa phổ biến trong 24 giờ là 100 - 300mm. 

"Tại TP Hà Giang mưa đặc biệt to, lượng mưa từ 19h ngày 20-7 đến 19h ngày 21-7 đạt 347mm. Đây là lượng mưa trong 24 giờ lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay" - ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, mưa lớn khiến mực nước thượng lưu sông Lô tại Hà Giang lên nhanh, biên độ lũ lên khoảng 5,8m, đạt mức 101,37m (trên báo động 2 là 0,37m) lúc 10h ngày 21-7. Mưa lớn khiến các vùng trũng, thấp tại TP Hà Giang và huyện Vị Xuyên bị ngập lụt.

Ông Nguyễn Đức Vinh - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - nhận định mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt chưa từng có ở TP Hà Giang. Mặt khác, theo ông Vinh, TP Hà Giang có địa hình lòng chảo, bao xung quanh là núi cũng khiến lượng nước đổ dồn về trung tâm rất lớn. 

"Sáng 21-7, mực nước trong thành phố và mực nước sông Lô ngang nhau nên nước trong TP không thể thoát kịp. Đây không phải lần đầu tiên TP Hà Giang ghi nhận ngập úng, tuy nhiên mức độ thì chưa bao giờ lớn như lần này" - ông Vinh nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khẳng định việc phối hợp cung cấp thông tin vận hành đón, xả lũ các nhà máy thủy điện ở tỉnh được thực hiện tốt. "Nguyên nhân gây ngập lần này là do mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước của thành phố đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được mức độ đô thị hóa" - ông Sơn nói.

Theo thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trận mưa đêm 20 đến sáng 21-7 toàn tỉnh Hà Giang có 64 nhà bị sập đổ, 2.800 căn nhà bị ngập sâu, gần 500ha diện tích lúa mới cấy và hoa màu bị ngập úng... Tổng thiệt hại ước tính trên 80 tỉ đồng.

Phú Quốc: thiên tai có và "nhân tai" cũng có

Vùng cao vẫn ngập do đâu? - Ảnh 2.

Đường Trần Phú, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc chìm sâu trong nước ngày 9-8-2019 - Ảnh: DUY KHÁNH

Năm nay mùa mưa đến trễ. Thế nhưng chỉ vài cơn mưa lớn đầu mùa cũng đã khiến một số nơi trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị ngập cục bộ, khiến việc đi lại của người dân hết sức khó khăn. Không ít người dân trên đảo phập phồng lo và mong sao vào mùa mưa tình cảnh ngập lụt nặng nề của năm trước không còn tái diễn.

Mùa mưa bão năm 2019, đảo Phú Quốc từng hứng chịu trận ngập lịch sử với tổng thiệt hại về tài sản của người dân cũng như hạ tầng giao thông trên toàn huyện ước hơn 107 tỉ đồng. Một số khu vực bị ngập sâu cục bộ như: ấp Bến Tràm, ấp Cây Thông Trong (thị trấn Dương Đông), khu vực Suối Đá, Bãi Trường (xã Dương Tơ).

Theo cơ quan chức năng, Phú Quốc có đến 63% diện tích đất là khu vực rừng, núi và phần còn lại thuộc đất đồng bằng với 4 bề là biển rộng. Mùa mưa 2019, có những trận mưa không ngớt kéo dài suốt cả tuần lễ. Riêng 2 ngày 6 và 7-8-2019 là nặng nhất với tổng lượng mưa đo được cao gấp 7 lần trận lụt năm 1978.

Đặc biệt cũng chính vào thời điểm này, hiện tượng gió mùa tây nam ập đến làm triều cường dâng cao hơn 1,6m khiến lượng nước từ các sông, suối bị dội ngược lại ở các cửa biển.

Ngoài diễn biến bất thường của thời tiết thì công tác quản lý xây dựng, đô thị cũng bộc lộ yếu kém hoặc không xử lý kịp thời những trường hợp người dân tự ý bao chiếm, xây dựng công trình lấn suối, tôn nền ít nhiều cũng làm cản trở dòng chảy. Trong khi đó hệ thống thoát nước đã bị vô hiệu hóa trước sự phát triển của nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, du lịch.

Ông Mai Văn Huỳnh - bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc - cho biết ngay sau đợt ngập lụt 2019, chính quyền huyện đảo đã huy động tổng lực để dọn vệ sinh, nạo vét lòng sông, suối, kênh rạch. Cương quyết tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng lấn chiếm hệ thống thoát nước.

"Hiện tại đảo Phú Quốc đang khẩn trương hoàn thiện một số tuyến cống thoát nước mưa ra biển phía Bãi Trường - nơi có mật độ xây dựng cao nhất đảo - để chủ động ứng phó với mùa mưa bão 2020", ông Huỳnh nói.

K.NAM

Nhà cửa đổ sập, người dân trắng tay sau mưa lũ ở Hà Giang

TTO - Mưa lũ, sạt lở đất tại Hà Giang làm 64 nhà bị sập đổ, 2.800 nhà dân bị ngập nước. Có 33 ôtô, 250 xe máy và xe đạp điện bị ngập và hư hỏng do sập nhà để xe.

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar