26/01/2013 02:20 GMT+7

Vui lại thành buồn

H.HG.
H.HG.

TT - Sự việc diễn ra tại Trường tiểu học Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM: “Nhà trường mời đoàn biểu diễn xiếc về trường diễn cho học sinh xem. Thế nhưng, trường lại tổ chức trong giờ học (diễn ra vào sáng 25-1) chứ không tổ chức ngoài giờ như những năm trước. Điều đáng trách nhất là trường nhốt các em học sinh nhà nghèo vào thư viện, chờ các em nhà giàu (có đóng 20.000 đồng) xem xiếc xong thì tất cả mới được vào lớp học” - trích phản ảnh của phụ huynh Trường tiểu học Bình Chiểu với Tuổi Trẻ.

Bà Đỗ Kim Hoa - hiệu trưởng Trường Bình Chiểu - cho biết: “Việc trường tổ chức cho các em xem xiếc nhằm mục đích gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo của trường ăn tết. Chúng tôi cho các em tập trung ở thư viện và hành lang gần thư viện chỉ là “động tác giả” nhằm phân biệt học sinh có đóng tiền xem xiếc và học sinh không đóng tiền. Tuy nhiên, khi đến tiết mục thứ hai, trường cũng cho số học sinh này ra xem hết. Nếu cho các em ra xem ngay từ đầu e rằng năm sau sẽ không có học sinh nào mua vé”.

Bà Nguyễn Thị Tốt, phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.Thủ Đức, cũng bổ sung: “Theo báo cáo của ban giám hiệu Trường Bình Chiểu với Phòng GD-ĐT quận thì trong số 2.220 học sinh của Trường Bình Chiểu, có 1.600 em mua vé, nhà trường miễn vé cho 123 học sinh thuộc diện nghèo của trường. Trong buổi sáng 25-1, các em có đóng tiền thì được sắp xếp em nhỏ ngồi trước, em lớn ngồi sau để xem xiếc. Có hơn 100 học sinh không mua vé và trường yêu cầu các em đọc sách ở thư viện và hành lang gần đó (hằng ngày những chỗ này vẫn được xem là nơi đọc sách của học sinh). Sau tiết mục giao lưu với chú hề, trường đã không quản học sinh nữa và cho các em tự do ra xem chương trình, có em đứng ngay hành lang xem (hành lang của trường hình chữ O và cao hơn sân trường khoảng 6-7 bậc tam cấp), có em lên lầu để xem cho rõ, trường cũng bố trí bảo mẫu lên lầu để nhắc nhở các em hiếu động. Khoản tiền bán vé còn dư, trường đã quyết định sử dụng mua quà tết tặng 123 học sinh nghèo hiện đang học tại trường, mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng. Nói những điều này để thấy cô hiệu trưởng Trường Bình Chiểu là người có tấm lòng, quan tâm và chăm lo cho học sinh nghèo chứ không có tư tưởng phân biệt giàu - nghèo. Tuy nhiên, cách làm của trường chưa khéo, tạo nên sự ngộ nhận cho phụ huynh”.

Phân tích vấn đề, ông Lê Ngọc Điệp - trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM - cũng cho rằng: “Đây là hoạt động không bắt buộc, nhà trường mời đoàn xiếc về diễn cho học sinh xem ngay tại trường là một sự nỗ lực tạo sân chơi cho học sinh vùng ven vì các em ít có điều kiện tới rạp để xem. Nếu nhà trường tổ chức chương trình vào thứ bảy (ngoài giờ học), chắc chắn sẽ không có gì đáng nói. Còn trong giờ chính khóa, tất cả học sinh phải được tham gia. Cách làm của Trường Bình Chiểu không được sư phạm cho lắm, vô tình tạo cho các em nỗi buồn. Tóm lại là trường có sự nhiệt tình nhưng thiếu chu đáo, cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm về việc này”.

H.HG.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Trương Cẩm Đào - lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) - đã giành được học bổng 100.000 CAD từ University of Toronto.

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar