19/05/2019 10:41 GMT+7

Vừa học thêu vừa chăm con bệnh

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Trong không gian phòng thư viện, những người mẹ tỉ mẩn đưa từng đường kim, mũi chỉ thêu, xung quanh là các bệnh nhi đang chơi đùa. Được nghệ nhân dạy nữ công gia chánh ngay trong viện, chị nào cũng hào hứng tham gia.

Vừa học thêu vừa chăm con bệnh - Ảnh 1.

Mẹ của bệnh nhi hào hứng với lớp học thêu tay ở Viện Huyết học và truyền máu trung ương - Ảnh: HÀ THANH

Lớp học giúp chúng tôi bớt căng thẳng và còn có thu nhập. Giờ con cái bệnh tật không cho phép mình quay lại nghề cũ. Bệnh này con ở đâu thì mẹ ở đấy. Tôi nghĩ học xong lớp này, mình có thể phát triển nghề thêu.

Chị Đặng Thị Phương

Lớp học thêu tay ở phòng thư viện tầng 6 Viện Huyết học và truyền máu trung ương (Hà Nội) mới mở từ đầu tháng 5 cho các học viên "đặc biệt".

Học tranh thủ

19h mỗi ngày, tranh thủ ăn cơm tối xong, các chị hào hứng sang phòng thư viện chăm chú nghe nghệ nhân hướng dẫn cách thêu thùa. Vừa nghe, các bà mẹ vừa được thực hành ngay với từng đường kim mũi chỉ.

Cùng con "chiến đấu" với bệnh ung thư hơn 2 năm nay, chị Lê Thị Út (35 tuổi, quê Thanh Hóa) kể cứ nửa tháng con được bác sĩ cho về. Ở nhà là công nhân thời vụ nên ai có việc mới nhờ đến chị. Trong viện mải miết chăm con, chị chẳng có thời gian nghĩ đến chuyện khác. May sao đợt này có lớp học thêu nên chị cũng khuây khỏa phần nào. 

"Dù đường kim thêu chưa đẹp nhưng tôi mê thêu lắm, cứ ngóng đến giờ học" - chị Út hào hứng nói.

Ở lớp học mới này, chị Đặng Thị Phương (41 tuổi) được các nghệ nhân "bật mí" là học viên tiến bộ nhất. Nguyên do là hồi nhỏ chị đã học nghề thêu nhưng lâu ngày không dùng đến, nay học lại nên tiếp thu rất nhanh. Tám tháng đồng hành với con ở Viện Huyết học và truyền máu trung ương buộc chị Phương dừng lại công việc văn phòng.

Đôi tay thoăn thoắt thêu hình bông hoa, chị tâm sự: "Lớp học giúp chúng tôi bớt căng thẳng và còn có thu nhập. Tôi biết hiện thêu tay rất có giá trị. Hàng công nghiệp nhiều nên người ta chuộng hàng truyền thống lắm. Giờ con cái bệnh tật không cho phép mình quay lại nghề cũ. Bệnh này con ở đâu thì mẹ ở đấy. Tôi nghĩ học xong lớp này mình có thể phát triển nghề thêu".

Mãi hơn 20h, chị Lê Thị Kim Tuyến (30 tuổi, ở Tuyên Quang) mới vội vã chạy sang. "Hôm qua tôi phải trông con ốm, rồi trông hộ một bé nữa nên vào lớp muộn. Mới học được một buổi mà giữa chừng lại về cho con truyền thuốc, chắc cô cho tôi xin học tranh thủ" - chị giãi bày. 

Chị Hoàng Diệu Thuần, người lên ý tưởng cho lớp, động viên: "Sức khỏe con là trên hết, mẹ có thời gian thì sang học". Cùng thích thêu thùa, chị Tuyến cho biết trước đây chị hay nhận tranh về thêu, từ lúc con vào viện chị cũng thôi. Nay may mắn được tham gia lớp ngay tại viện, ai cũng tranh thủ vừa chăm con vừa "đến lớp".

Tìm đầu ra cho sản phẩm

"Những người mẹ có con bị bệnh thường phải nghỉ việc để chăm con nên không làm ra tiền. Hầu hết họ là công nhân, một số chị đi rửa bát thuê. Thực ra tôi không có nhiều tiền để tài trợ, mà trích từ quỹ bán sách giúp bệnh nhi ung thư. Tôi nghĩ mình giúp mẹ bệnh nhi cũng là giúp các con" - chị Thuần chia sẻ.

Một mình không thể cáng đáng xuể, chị Thuần kêu gọi sự trợ giúp của các nghệ nhân làng thêu truyền thống An Hòa (Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam). Biết được ý nghĩa của hoạt động này, nghệ nhân Nguyễn Xuân Viết lặn lội từ Hà Nam lên Hà Nội ở trọ để tiện việc dạy thêu. 

Nghệ nhân cho biết thông thường lớp học kéo dài ba tháng mới hết phần học cơ bản, nhưng vào viện thấy ai cũng hoàn cảnh nên thầy thông cảm cho việc học "bữa được bữa không". "Không thể áp dụng nguyên tắc như học viên bình thường, các mẹ có con bệnh tật nên không có nhiều thời gian, mình phải biết tính từng người để động viên họ kiên trì học" - nghệ nhân bày tỏ.

Chị Lưu Thị Hải (33 tuổi) xuất thân từ làng thêu cũng được mời đến hỗ trợ việc dạy. Sau buổi học đầu tiên, mọi người đều hào hứng. Có chị khéo tay nên đường thêu rất đẹp. "Chúng tôi kết hợp dạy thêu truyền thống và hiện đại, dạy kỹ thuật cơ bản với các cách thêu như thêu đột, thêu chải, sa hạt, móc xích, dạy phối màu cho sản phẩm, học thêu hoa 3D nghệ thuật" - chị Hải thông tin và khoe mình còn mang theo các đơn hàng của khách. Chị cho biết mình sẽ đặt hàng sản phẩm với những mẹ có tay nghề tốt, giúp họ có được đồng ra đồng vào chăm con.

Dù mới tổ chức nhưng lớp học đón nhận sự tham gia nhiệt tình của học viên, chị Thuần bảo mọi khó khăn sẽ đi qua. "Nhìn thấy con truyền thuốc người mẹ thường sốt ruột, nay sang phòng học thêu dường như ai cũng đều quên đi sự mệt mỏi. Tôi dự định tìm các cửa hàng lưu niệm, các doanh nghiệp để đặt hàng đầu ra cho sản phẩm. Với các mẫu thêu tay có thể hoàn thiện thành sản phẩm vỏ gối, khăn ăn, túi dây rút, thêu lên quần áo..." - chị Thuần nói.

Lên ý tưởng, khảo sát ý kiến của các mẹ bệnh nhi từ tháng 3, đến tháng 5 chị Hoàng Diệu Thuần cùng phòng công tác xã hội Viện Huyết học và truyền máu trung ương mời nghệ nhân về dạy thêu miễn phí cho các chị có con đang điều trị tại viện. Thời gian học kéo dài ba tháng, mỗi tháng dạy liên tục 10 ngày, giúp họ nắm bắt kiến thức nhanh nhất để có thể thêu thành thạo sản phẩm.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi lặng lẽ rời đi

Thấy có người chới với giữa sông Thạch Hãn, người đàn ông 43 tuổi nhanh chóng nhờ một chiếc thuyền chạy ra giữa dòng, dìu nạn nhân vào bờ, sơ cứu rồi lặng lẽ rời đi.

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi 
lặng lẽ rời đi

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã nhắc nhở, yêu cầu TikToker đăng clip ngắm cá, san hô ở biển Hòn Chồng rút kinh nghiệm.

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar