31/05/2024 08:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ trẻ chết vì bị bỏ quên trong ô tô: Những câu hỏi nhói lòng

Sau cái chết của cháu Trần Gia Huy (5 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), nhiều câu hỏi được đặt ra về đảm bảo an toàn trong đưa đón học sinh.

Chị Trần Thị Lan Phương ngã quỵ khi trở về quê nhìn thi thể con trai - Ảnh: KHÁNH LINH

Chị Trần Thị Lan Phương ngã quỵ khi trở về quê nhìn thi thể con trai - Ảnh: KHÁNH LINH

Ngày 30-5, không khí tại nhà tang lễ TP Thái Bình buồn bã bởi tiếng khóc nức nở của bà Đinh Thị Hằng (61 tuổi) trước sự ra đi đột ngột của đứa cháu ngoại sống với bà từ khi còn đỏ hỏn.

"Sao không ai thấy cháu?"

Đúng lịch như mọi ngày, khoảng 6h20 ngày 29-5, bà Hằng dẫn Huy ra xe đưa đón của trường và thấy cháu ngồi hàng ghế thứ hai ngay sau tài xế như mọi ngày thì mới yên tâm quay về nhà để chuẩn bị ra quầy hàng.

"Cháu tôi có thói quen ngồi hàng ghế này, vì nhà ở cách xa trường nhất, hằng ngày cháu được đón đầu tiên, sau đó xe mới đi đón tiếp các bạn khác" - bà Hằng cho hay về cháu bị bỏ quên trong ô tô.

Đến khoảng 17h cùng ngày, cậu ruột của cháu đến trường đón nhưng tìm mãi không thấy cháu đâu nên hỏi các cô giáo. Sau đó, cô giáo nói để kiểm tra lại thì phát hiện cháu vẫn trên ô tô và lúc này đã trong tình trạng bất tỉnh. "Cháu tôi vẫn luôn ngồi ghế đầu, sao không ai thấy cháu để cháu tôi chết ngạt oan uổng thế này" - bà Hằng nức nở ôm mặt khóc.

Đến chiều 30-5, mẹ của Gia Huy là chị Trần Thị Lan Phương, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, đã trở về quê để nhìn mặt con lần cuối. Chị liên tục khóc ngất và phải nhờ đến sự chăm sóc của cơ quan y tế bởi quá sốc khi nhìn thấy thi thể con.

Hiện trường nơi phát hiện cháu Trần Gia Huy bị bỏ quên trên ô tô đưa đón dẫn tới tử vong - Ảnh: KHÁNH LINH

Hiện trường nơi phát hiện cháu Trần Gia Huy bị bỏ quên trên ô tô đưa đón dẫn tới tử vong - Ảnh: KHÁNH LINH

Thái Bình ra công văn chấn chỉnh toàn tỉnh

Ngày 30-5, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản gửi các sở, ban ngành và địa phương trực thuộc để yêu cầu rà soát, chấn chỉnh trong toàn tỉnh liên quan hoạt động đưa đón học sinh tại các cơ sở giáo dục sau vụ việc đau lòng của bé Gia Huy.

Ông Phạm Văn Nghiêm - phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - khi dẫn đầu đoàn cán bộ đến nhà tang lễ TP Thái Bình để động viên, chia sẻ với thân nhân cháu Huy cũng thông tin về việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án "vô ý làm chết người" để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 30-5, tại Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 ở xã Phú Xuân (TP Thái Bình) vẫn tổ chức đón trẻ đến học, nhưng khi phóng viên vào trường thì bảo vệ đóng cửa cho biết lãnh đạo nhà trường không có ai ở đây.

Trong ngày 30-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình cũng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phương Quỳnh Anh (nhân viên được giao nhiệm vụ đưa - đón trẻ của Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2) liên quan việc để quên cháu Gia Huy trong ô tô dẫn đến cái chết của cháu.

Phát hiện vắng cháu Huy nhưng không thông báo cho gia đình

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy khoảng 6h20 sáng 29-5, tài xế Nguyễn Văn Lâm lái ô tô 29 chỗ cùng nhân viên Phương Quỳnh Anh đi đón cháu Trần Gia Huy (5 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và 9 học sinh khác đến Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình.

Khi đến trường, tài xế Lâm mở cửa xe cho nhân viên Quỳnh Anh đưa các cháu vào lớp. Sau đó, ông Lâm lái xe ra đỗ ở cổng rồi khóa cửa về nhà. Khi vào lớp, giáo viên phụ trách lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý và phát hiện vắng cháu Huy, nhưng lại không thông báo cho gia đình.

Đến khoảng 17h cùng ngày, cậu ruột cháu Huy đến trường đón, không thấy cháu trong lớp, mọi người đi tìm thì phát hiện cháu bé đã bất tỉnh trong ô tô. Do không có chìa khóa xe, mọi người phải phá cửa lên xuống để đưa cháu vào viện cấp cứu, tuy nhiên nạn nhân được xác định đã chết.

* Đại biểu NGUYỄN THỊ SỬU (phó Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế):

Cần thiết kế riêng cho xe chở học sinh

Vụ trẻ chết vì bị bỏ quên trong ô tô: Những câu hỏi nhói lòng- Ảnh 3.

Vụ việc bé trai 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình rất đau xót.

Hiện nay chưa có đơn vị nào nghiên cứu, đưa ra thiết kế riêng đối với xe chở học sinh.

Vì vậy hiện nay mô hình xe đưa đón trẻ mầm non, tiểu học đều theo dạng đóng kín để có điều hòa, thiết kế như "ngôi nhà di động", dán kính đen khiến việc quan sát ở bên ngoài rất khó.

Do đó trong thời gian tới, các cơ quan đơn vị nên rà soát, nghiên cứu với những xe dịch vụ chở trẻ mầm non, tiểu học phải được thiết kế khác với xe chở khách đường dài.

Trong đó cần phải thiết kế để nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, người ở bên ngoài có thể biết được điều gì đang xảy ra bên trong xe. Cụ thể, xe phải được thiết kế để khi có vấn đề xảy ra, trẻ nhỏ có thể đi lại và làm sao trong trường hợp các con kêu khóc người ở ngoài vẫn có thể nghe được âm thanh, thấy được hình ảnh ở bên trong.

Khi chưa có được thiết kế riêng thì các đơn vị, trường học cần chọn những loại xe đưa đón phù hợp với học sinh và đảm bảo an toàn. Đồng thời, quan trọng nhất vẫn cần rà soát lại toàn bộ quy trình đưa đón học sinh, nhất là trẻ mầm non, để tránh không xảy ra sự việc tương tự.

* Đại biểu TẠ VĂN HẠ (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục):

Lựa chọn người đưa đón trẻ

Vụ trẻ chết vì bị bỏ quên trong ô tô: Những câu hỏi nhói lòng- Ảnh 4.

Đã có rất nhiều cảnh báo được đưa ra nhưng vẫn xảy ra sự việc đáng tiếc, đau lòng ở Thái Bình. Và lúc chúng ta ngồi kiểm điểm thì đã mất đi một mạng người.

Do vậy, quan trọng nhất sau đây chính là vai trò then chốt của con người trong việc thực thi nhiệm vụ đưa đón, chăm sóc trẻ em.

Trong đó, cần phải có quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí đối với những người làm công tác đưa đón học sinh.

Theo đó, những người được giao nhiệm vụ đưa đón trẻ phải là người được lựa chọn cẩn thận, cụ thể, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn chứ không phải không xếp được việc gì thì cho đi đưa đón học sinh.

Người đưa đón phải được tập huấn, có trình độ hiểu biết, tâm lý, cẩn thận. Với người lái xe cũng phải là người chỉn chu, không chỉ đảm bảo an toàn trên đường đi mà còn là người phải rà soát kỹ càng sau cùng trước khi đóng cửa xe, về bãi.

Bên cạnh trách nhiệm của những người này, giáo viên chủ nhiệm thì trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục cũng phải rõ ràng. Người đứng đầu cơ sở là phải thường xuyên nhắc nhở, thậm chí lựa chọn những người được giao nhiệm vụ đưa đón trẻ.

Hiện nay trong dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chuẩn bị được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này cũng đã có các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về xe đưa đón học sinh.

Ngoài ra, có thể nghiên cứu để lắp thêm camera giám sát (không phải camera hành trình) hoặc biện pháp nào đó trong mỗi xe đưa đón. Camera này sẽ kết nối với máy của hiệu trưởng, thường trực trường và chính các phụ huynh có con đi xe cũng có thể theo dõi. Tất cả các biện pháp nào có thể đảm bảo an toàn hơn cho trẻ em đều cần nghiên cứu, thử nghiệm.

Sở GD-ĐT Thái Bình báo cáo vụ việc trẻ mầm non chết do bị bỏ quên trên xe

Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình vừa gửi báo cáo bộ về sự việc trẻ mầm non 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón, xảy ra tại Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (Thái Bình).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar