29/03/2023 17:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ Thuduc House: Chiêu lập công ty ‘ma’ để chuyển hơn 1.700 tỉ đồng qua biên giới

Liên quan vụ Thuduc House, viện kiểm sát xác định Trịnh Tiến Dũng đã chủ mưu thành lập 18 công ty ma, làm khống các hợp đồng xuất khẩu, chuyển ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam 75,5 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỉ đồng.

Vụ Thuduc House: Chiêu lập công ty ‘ma’ để chuyển hơn 1.700 tỉ đồng qua biên giới - Ảnh 1.

Nguyễn Vũ Bảo Hoàng - tổng giám đốc Thuduc House (hàng trên, trái) - và các cựu lãnh đạo của Thuduc House bị truy tố - Ảnh: Bộ Công an

Ngày 29-3, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án xảy ra ở Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị liên quan, truy tố bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - cựu cục phó Cục Thuế TP.HCM - và 17 cán bộ thuế cùng 49 người khác với nhiều tội danh.

Đáng chú ý, cơ quan truy tố còn làm rõ đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới của 23 người do Trịnh Tiến Dũng cầm đầu.

Nhiều thủ đoạn chuyển tiền ra nước ngoài

Theo cáo trạng, từ năm 2016 - 2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước để thực hiện tội phạm.

Cụ thể, tại Mỹ, Campuchia, Hong Kong, Malaysia…, Dũng sử dụng pháp nhân là hàng chục công ty để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại.

Trong nước, Dũng chỉ đạo nhiều người thuê chứng minh thư hoặc sử dụng chứng minh nhân dân giả để thành lập các công ty với mục đích chuyển tiền trái phép qua biên giới.

Theo chỉ đạo, điều hành của Trịnh Tiến Dũng, các công ty trong nước mua bán hàng hóa với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa. Sau đó các công ty trong nước lập hồ sơ bán hàng đã được nâng khống giá trị cho các công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép qua biên giới.

Để tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo việc làm giả linh kiện điện tử (ram, chip) có dung lượng, tốc độ cao từ các loại linh kiện dung lượng, tốc độ thấp hoặc không có nguồn gốc xuất xứ.

Số hàng giả này được dùng để hợp thức cho hàng hóa xuất khẩu cho các công ty khác nhau nhưng đều được vận chuyển đến Campuchia hoặc Hong Kong sau đó quay vòng về Việt Nam.

"Thông qua việc thanh toán tiền mua hàng và hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu, Trịnh Tiến Dũng và đồng phạm đã chiếm đoạt của Nhà nước toàn bộ tiền thuế giá trị gia tăng", cáo trạng nêu.

Trịnh Tiến Dũng cư trú tại Mỹ từ năm 2019 nên chỉ đạo thành lập nhiều nhóm chat trên ứng dụng WhatsApp để trao đổi về việc thành lập các công ty "ma", khống hàng hóa cũng như vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Cụ thể, nhóm do Dũng lập ra với tên gọi "Thẻ xanh" để trao đổi việc làm giả, công chứng các chứng minh thư giả, làm thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản tại ngân hàng..., nhóm "Mr Phi", "Giao hàng Satra"… để trao đổi việc sử dụng công ty ở nước ngoài đặt hàng mua linh kiện điện tử của Thuduc House, Sài Gòn Tây Nam…

Các nhóm "XNK", "DV chuyển tiền"… thì để trao đổi về việc làm thủ tục nhập khẩu, chỉnh sửa hồ sơ nhập khẩu, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới…

Cáo trạng xác định Trịnh Tiến Dũng đã chỉ đạo các đồng phạm lập bộ hợp đồng, chứng từ xuất, nhập khẩu khống, vận chuyển trái phép hơn 75,5 triệu USD qua biên giới, tương đương hơn 1.700 tỉ đồng.

Trong đó vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài hơn 1.200 tỉ đồng, vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam hơn 500 tỉ đồng.

Tổng giám đốc Thuduc House giúp chủ mưu chiếm đoạt hơn 365 tỉ

Theo cáo trạng, Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã và thông báo truy nã quốc tế của Interpol nhưng đến nay chưa có kết quả.

Do đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) quyết định tách các vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới", "buôn lậu", "sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức" và một số sai phạm khác liên quan đến Trịnh Tiến Dũng.

C03 cũng ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được Trịnh Tiến Dũng sẽ phục hồi điều tra và xử lý.

Trong vụ án này, Nguyễn Vũ Bảo Hoàng - tổng giám đốc Thuduc House - bị cáo buộc đã thống nhất chủ trương, ký hồ sơ thủ tục đề nghị hoàn thuế trái pháp luật, giúp Trịnh Tiến Dũng chiếm đoạt hơn 365 tỉ đồng.

Hoàng còn giả mạo, khai man chứng từ kế toán, gây thiệt hại cho Thuduc House số tiền hơn 7 tỉ đồng. Hành vi của tổng giám đốc Thuduc House bị xác định phạm vào tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Quá trình điều tra, Nguyễn Vũ Bảo Hoàng được đánh giá đã thành khẩn khai báo. Hoàng cũng từng được tặng Huân chương Lao động hạng ba, nhiều bằng khen nên được đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Doanh nghiệp nói bị chậm hoàn thuế VAT vì ‘vạ lây’ từ vụ Thuduc House

Bên lề Hội nghị đối thoại do ITPC phối hợp Cục Thuế TP.HCM tổ chức hôm nay, 23-12, nhiều doanh nghiệp đã chất vấn lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM về câu chuyện chậm hoàn thuế VAT suốt một năm qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cho vay 1 tỉ từ sáng tới chiều, lấy lãi 150 triệu

Vay tiền giúp bạn trai, chị N. đã nhiều lần vay tiền của Nguyễn Thị Hồng Yến. Trong đó có lần Yến cho N. vay 1 tỉ đồng, lãi suất 15%/ngày (tương đương 450%/tháng), đến chiều N. trả cho Yến 1 tỉ đồng tiền gốc và 150 triệu tiền lãi.

Cho vay 1 tỉ từ sáng tới chiều, lấy lãi 150 triệu

Thủ đoạn buôn lậu 700 tấn quặng, đất hiếm qua Trung Quốc

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương có đến gần 700 tấn đất hiếm, quặng đất hiếm và tổng oxit đất hiếm đã bị ngụy trang dưới nhiều sản phẩm khác nhau để tuồn lậu qua Trung Quốc.

Thủ đoạn buôn lậu 700 tấn quặng, đất hiếm qua Trung Quốc

Tháo dỡ nhà tôn, dọn phế thải san lấp trái phép dưới chân cầu Nhật Tân ở Hà Nội

Khu đất nông nghiệp giao cho các hộ dân theo nghị định 64 của Chính phủ ở dưới chân cầu Nhật Tân (huyện Đông Anh, Hà Nội) san lấp bằng phế thải đang được thu dọn, nhà tôn rộng hàng chục m2 mới xây dựng đã bị phá dỡ.

Tháo dỡ nhà tôn, dọn phế thải san lấp trái phép dưới chân cầu Nhật Tân ở Hà Nội

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Tôi và hàng xóm tranh chấp đất đai. Chủ nhà đó tự ý cắt đường dây điện, tháo đường ống cấp nước và đường truyền Internet của nhà tôi.

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2

Năm 2020, chủ tịch Tập đoàn Thuận An gặp giám đốc Ban quản lý dự án Hà Nội trong bữa ăn sáng tại nhà bí thư thành ủy, sau đó được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.

Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar